-
Không tốn tiền điện là đặc điểm nổi trội của máy rửa bát sử dụng năng lượng mặt trời do ông Trần Đình Huân, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum sáng chế, ứng dụng thành công.
-
Cần có những chính sách phù hợp để ứng dụng công nghệ đốt chất thải tái tạo năng lượng, đánh giá sự thích hợp của công nghệ này và khả năng áp dụng thực tế ở Việt Nam, góp phần giải tỏa những bức xúc trong xã hội về vấn đề xử lý rác thải, tránh gây ô nhiễm môi trường.
-
Hiện Việt Nam chưa có nhà máy sản xuất các sản phẩm từ pin mặt trời, tất cả nhu cầu trong nước đều nhập khẩu chủ yếu từ Đức và Nhật, hai cường quốc đi đầu trên thế giới về công nghệ sản xuất và ứng dụng pin mặt trời. Xu hướng chuyển giao công nghệ, gia công và phân công sản xuất đang dịch chuyển dần việc gia công pin mặt trời từ các nước châu Âu, châu Mỹ sang khu vực châu Á. Mục tiêu chung các nước đặt ra là đóng góp từ 5 đến 15% năng lượng sạch vào cơ cấu năng lượng sơ cấp của họ. Từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển năng lượng mặt trời trên toàn thế giới.
-
Hiện nay nguồn năng lượng ở Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên, nhưng thực tế các nguồn tự nhiên này đang dần cạn kiệt. Việc sử dụng năng lượng sinh học sẽ góp phần làm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Biodiesel được sản xuất từ dầu rán phế thải là dự án có tính ứng dụng vào cuộc sống cao khi dùng để sử dụng cho các loại xe tải, xe buýt… góp phần vào việc giảm khí thải độc hại ra môi trường.
-
Tiếp sau thành công của những dự án đã triển khai, ngày 7/1/2011, UBND thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt triển khai đề án “Sử dụng năng lượng hiệu quả và ứng dụng năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”. Trong giai đoạn này thành phố Đà Nẵng xác định đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các chương trình về tiết kiệm năng lượng.
-
Được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo sạch khá dồi dào, nhưng ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vẫn ở bước đầu chập chững và còn nhiều hạn chế ở Việt Nam. Theo “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2007, mục tiêu hướng tới của các nguồn năng lượng mới và tái tạo vẫn còn ở mức khiêm tốn (đạt tỉ lệ khoảng 5% tổng năng lượng thương mại sơ cấp đến năm 2010 và 11% vào năm 2050).
-
Xăng sinh học dành cho phản lực cơ chiến đấu, pin mặt trời dành cho thủy quân lục chiến là những công nghệ thân thiện với môi trường mà quân đội Mỹ đang ứng dụng.Quân đội Mỹ còn muốn giảm lượng nhiên liệu hóa thạch tại các căn cứ quân sự của họ. Một trong số đó là địa nhiệt. Ngoài ra họ còn khuyến khích các căn cứ quân sự tận dụng năng lượng từ gió, sóng biển và ánh sáng mặt trời.
-
Tương lai, xe hơi sẽ trở nên thân thiện và thông minh hơn với sự trợ giúp của điện toán đám mây. Hãng xe hơi Fords đang có kế hoạch sử dụng bộ thư viện Prediction API của Google tích hợp vào xe hơi của mình để trợ giúp cho người lái trong việc định tuyến được thông minh hơn, tối ưu hóa hiệu suất lái xe và kể cả tiết kiệm năng lượng, xăng dầu.
-
Hiện nay, nơi đây đã trở thành bể bơi thân thiện môi trường nhất quốc gia. Bể bơi đại diện không chỉ cho bước nhảy vọt về sự đổi mới mà còn thể hiện ý chí bảo tồn lịch sử, tiết kiệm năng lượng. Đó là kết quả của ứng dụng công nghệ 80 pa-nô nhiệt mặt trời được áp dụng vào bể bơi tạo ra sự tiết kiệm điện, nước và hóa chất bằng cách sử dụng hệ thống nước mặn.
-
Trong đó ở chủ đề Công nghệ xanh và Năng lượng tái tạo bao gồm các ý tưởng ứng dụng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo, nghiên cứu giảm chi phí sản xuất năng lượng mới, cạnh tranh với giá năng lượng truyền thống, góp phần bảo vệ môi trường. Các giải pháp phát triển, mở rộng ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, không làm tổn hại đền nguồn tài nguyên thiên nhiên hay ảnh hưởng nguy hại đến những thế hệ tương lai.
-
Từ nguồn nhiệt dư thừa trong quá trình luyện than coke, Công ty CP năng lượng Hòa Phát không những không phải mua điện mà còn thu về mỗi tháng gần 8 tỉ đồng tiền bán điện cho công ty thành viên trong cùng tập đoàn. Không chỉ ứng dụng trong nhà máy luyện coke, theo thông tin từ Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn này đang nghiên cứu để ứng dụng công nghệ tận thu nhiệt phát điện trong nhà máy xi măng.
-
Chiếc máy bay 2 ghế chạy bằng điện do Viện Thiết kế máy bay trường Đại học Stuttgart, Đức chế tạo sẽ được tài trợ nghiên cứu để tiếp tục phát triển công nghệ.Máy bay chạy bằng điện ứng dụng công nghệ mới "eGenius", được giới thiệu lần đầu tiên tại Hội chợ triển lãm hàng không quốc tế, Friedrichshafen, Đức, diễn ra từ ngày 13 đến 16/4.
-
Trước yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, một dự án cấp tỉnh đã được nghiệm thu tại Thừa Thiên Huế , đó là “Ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng đô thị ở Thừa Thiên Huế” đã phát huy hiệu quả. Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ mới tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng công cộng để đánh giá hiệu quả làm cơ sở nhận rộng,
-
Trong khuôn khổ chương trình của hội đồng nghiên cứu Anh RCUK, Khoa học Nano từ nghiên cứu tới ứng dụng, Hội đồng nghiên cứu kĩ thuật và khoa học EPSRC và Viện chiến lược công nghệ (TSB) đang đầu tư vào 4 dự án hợp tác nghiên cứu và phát triển đầu ngành. Các dự án này đã chỉ ra các thách thức trong việc thiết lập chuỗi cung ứng và phát triển công nghệ.
-
Tòa nhà Quốc hội là công trình tiêu biểu đảm bảo các yếu tố Xanh- Sạch- Hiệu quả, đáp ứng và phù hợp với các quy định về tiêu chuẩn xanh của Châu Âu và Việt Nam. Tất cả mọi chi tiết đều được tính toán về an toàn, độ bền, điều kiện khí hậu, tiết kiệm năng lượng cũng như đảm bảo cách âm, kiểm soát tiếng ồn và chống rung.
-
Công nghệ ứng dụng trong pin Li-Ion giá rẻ đã dành giải thưởng nhất trị giá 50 nghìn đôla Mỹ tại cuộc thi dành cho các ý tưởng kinh doanh Clean Energy Prize. Phát biểu tại lễ trao giải được tổ chức tại hội trường Rackham, Đại học Michigan ngày 18 tháng 2 vừa qua, chủ tịch Rick Snyder nói: “Thật là tuyệt khi được thấy 3 điều tôi quan tâm cùng xuất hiện trong cuộc thi này. Chúng ta đang nói tới việc cải cách và các doanh nghiệp, chúng ta đang nói tới năng lượng sạch - một nhân tố tối quan trọng trong tương lại.
-
Theo một nghiên cứu mới đây, thị trường toàn cầu cho đèn L.E.D hiện ở mức 3,8 tỷ dolla năm 2010 sẽ tăng lên mức 8,3 tỷ dolla trong vòng 3 năm tới. Sự gia tăng nhận thức về tiết kiệm năng lượng cùng các gói kích thích tài chính toàn cầu đã tạo điều kiện thích hợp để công nghệ L.E.D và ứng dụng của nó là đèn sáng trắng trở nên phổ biến. Nếu thiếu những tiền để kể trên, việc ứng dụng công nghệ này sẽ rất tốn kém.
-
Cục pin có tên Hyperion Power Module, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các thành phố nhỏ với số hộ dân ít hơn 20.000 nhà, cũng như những căn cứ quân đội, những công ty khai thác mỏ, những nhà máy khử muối, và thậm chí cả những tàu thương mại hoặc du thuyền. Ông John Deal, CEO của Hyperion Power, nói: “Công nghệ của chúng ta đang thay đổi diện mạo. Có rất nhiều ứng dụng thú vị”.
-
Nguồn chất thải từ nhà máy nhiệt điện đã được tiến sĩ Nguyễn Hồng Quyền và các đồng sự tại Phòng Công nghệ và Ứng dụng Vật liệu, Viện Khoa học Vật liệu (thuộc Viện Khoa học Công nghệ) nghiên cứu và chế tạo thành than hoạt tính và một loại chất phụ gia xây dựng có giá trị kinh tế cao.
-
Ô tô, xe quân sự, thậm chí các thiết bị tiêu hao nhiên liệu lớn trong tương lai sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhờ ứng dụng một loại hợp kim được phát triển tại phòng thí nghiệm Ames thuộc viện năng lượng Hoa Kỳ. Một nhóm nghiên cứu của viện này mới đây đã thành công trong việc cải tiến một chất liệu điện nhiệt giúp tăng thêm 25% hiệu suất biến đổi nhiệt năng thành điện năng.