Thứ bảy, 23/11/2024 | 03:32 GMT+7

Cần cơ chế để phát triển điện mặt trời

16/12/2011

Tại Hội thảo quốc tế chủ đề "Năng lượng (NL) tái tạo: Công nghệ và ứng dụng" tổ chức tại TP.HCM vào hôm qua 15.12,

Tại Hội thảo quốc tế chủ đề "Năng lượng (NL) tái tạo: Công nghệ và ứng dụng" tổ chức tại TP.HCM vào hôm qua 15.12, nhiều đại biểu đánh giá VN có vị trí thuận lợi trong việc phát triển năng lượng mặt trời, mỗi năm có hơn 300 ngày nắng ấm.

b49615ee3_gian_nang_luong_mat_troi.jpg

Nảng lượng mặt trời cũng là nguồn Nảng lượng sạch, không khí thải, không tiếng ồn, không có chất thải độc hại; tấm pin mặt trời có tuổi thọ lâu, bền, thân thiện với môi trường... nên trong tương lai không xa pin mặt trời sẽ thay thế dần Nảng lượng hóa dầu, trở thành nguồn Nảng lượng chủ lực và rẻ tiền. Thế nhưng, do suất đầu tư điện mặt trời còn cao, nên công suất khai thác còn rất hạn chế.

Theo ông Diệp Bảo Cánh, Tổng giám đốc Công ty CP năng lượng Mặt Trời Đỏ cho rằng, nếu đặt mục tiêu đến năm 2020 có 1% điện mặt trời trong tổng số điện tiêu thụ quốc gia, tức tổng công suất phát điện mặt trời là 3,3 tỉ kWh, tương đương lắp đặt 2,2 GWp điện mặt trời thì ngay trong năm 2012 phải lắp đặt 100 MWp và sau đó mỗi năm phải tăng đều 20%. Muốn vậy, cần phát triển các nhà máy điện mặt trời nối lưới điện quốc gia, được lắp đặt theo dạng "cánh đồng mặt trời" (solar farm) ở những nơi có điều kiện, như tại tỉnh Ninh Thuận đã kêu gọi đầu tư 400 MWp solar farm đầu tiên. Bên cạnh đó, cần phát triển "mái nhà điện mặt trời" tại các khu công nghiệp và nhà dân tại các thành phố lớn... Tổng cục Năng lượng (Bộ Công thương) cần sớm ban hành các thể chế cho phép điện mặt trời nối lưới, ban hành tiêu chuẩn thiết bị điện Nảng lượng mặt trời và sớm ban hành giá mua điện lên lưới riêng cho điện mặt trời.

Minh Sơn