-
Höganäs là nhà sản xuất đứng đầu về công nghệ luyện kim bột. Công nghệ luyện kim bột bao gồm việc giảm kích cỡ của các hạt kim loại đến mức độ phân tử, nung nóng và phun – đúc thành hình dạng mong muốn.
-
Những tấm mành tự trượt không giảm đi ánh sáng tự nhiên trong nhà. Khi có nắng, những tấm mành trượt ngang để che nắng cho ngôi nhà,khi đó ánh sáng vẫn tràn ngập nhưng hơi nóng của mặt trời được hạn chế rõ rệt.
M-House còn được làm mát nhờ hồ nước hình chữ L bao quanh 1/3 nhà. Mặt hồ rộng trước nhà khiến M-House lúc nào cũng lộng gió không khác gì so với những biệt thự sang trọng ở Hồ Tây. Ngôi nhà còn long lanh hơn vào buổi tối khi khẽ soi mình trong hồ nước trong xanh.
-
Trong năm nay, Trung Quốc có kế hoạch tăng công suất năng lượng mặt trời lên 1000 MW từ mức 400MW công suất hiện tại. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tổng công suất 13000 MW trên toàn thế giới.
-
Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Việc ứng dụng công nghệ khí sinh học tận dụng phân và nước thải từ các trại chăn nuôi không những giải quyết được vấn đề môi trường mà còn là nguồn cung cấp năng lượng lớn phục vụ chiếu sáng, đun nấu hay sưởi ấm.
-
hông thường nhà kho này cần được giữ lạnh ở mức -20oC nhưng khi các tuốc bin gió của vùng này hoạt động thì nhiệt độ bên trong có thể giảm xuống mức -30oC. Nhiệt độ lạnh hơn mức cần thiết đã giúp nhà kho tiếp tục hoạt động trong lúc năng lượng gió và lượng điện năng tạo ra giảm. Nếu có biện pháp tăng nhiệt độ từ từ thì các thiết bị trong nhà kho vẫn đủ làm đông lạnh cá.
-
Dự án BRESL với nỗ lực chung của Việt Nam và 5 nước châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Bangladesh và Thái Lan hướng tới mục tiêu thông qua việc kết hợp đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác kỹ thuật nhằm giải quyết rào cản hạn chế các Chính phủ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và nhãn hiệu suất năng lượng, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất tham gia tích cực vào các chương trình dán nhãn, tạo một thị trường phát triển cho các sản phẩm và dịch vụ tiết kiệm năng lượng
-
5 dự án TKNL trong lĩnh vực công là: lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng tại các truyến phố Hà Nội; thí điểm xây dựng hệ thống chiếu sáng nông thôn trên địa bàn 3 huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm; thay thế hệ thống chiếu sáng công sở; xây dựng trạm phát điện Biogas từ chất thải lò giết mổ gia súc và nhà máy phát điện Biogas sử dụng rác thải làm nhiên liệu tại huyện Ba Vì. Tổng mức đầu tư ước tính gần 500 tỷ đồng cho 5 dự án trên.
-
Ngày 20 tháng 1 năm 2010, tại TP. HCM, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã phối hợp với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy Hiệu suất năng lượng trong sản xuất Công nghiệp thông qua Tối ưu hóa hệ thống và Các tiêu chuẩn về Quản lý năng lượng” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình sử dụng năng lượng đồng thời tìm kiếm các cơ hội hỗ trợ nâng cao hiệu suất năng lượng, tiết kiệm chi phí, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Tiết kiệm năng lượng đã được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2006 và đến nay các bộ ngành và giới doanh nghiệp rất hưởng ứng. Nhiều chương trình, dự án đã được thúc đẩy, dù rằng hiệu quả cần phải được đánh giá một cách toàn diện hơn. TBKTSG Online đã trao đổi với ông Lương Văn Phan, Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam về việc nâng cao hiệu suất năng lượng.
-
Trong lúc nhiều người nghĩ thức ăn thừa của nhà hàng là rác thải, một cơ quan ở thành phố San Francisco, Mỹ lại xem chúng như một nguồn năng lượng.
-
Trên một lô đất ở thị trấn Herfoege phía nam Copenhagen có khoảng 80 ngôi nhà mang nhãn hiệu sinh thái “thiên nga” đang được xây dựng. Để có được nhãn hiệu thân thiện môi trường này, những ngôi nhà đó phải đáp ứng một loạt yêu cầu về môi trường bên trong, tác động tới môi trường bên ngoài (yếu tố này bao gồm các chi tiết, thông số nghiêm ngặt về việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng cung cấp cho ngôi nhà.) Những ngôi nhà với lối kiến trúc thiết kế hiện đại này đang được thi công bởi các công ty đã được chứng nhận là có kinh nghiệm xây dựng đảm bảo sự thân thiện môi trường sinh thái.
-
Các sinh viên Đại Học Kiến trúc Boston và Đại học Tuffs đã mang đến với cuộc thi Năng lượng Mặt trời một tác phẩm đại diện cho New England: một ngôi nhà năng lượng mặt trời mang tên Curio. Đây là một trong số hai mươi tác phẩm dự thi giữa các trường đại học tranh giải ngôi nhà năng lượng mặt trời xuất sắc nhất của năm.
-
Cùng với mức tăng trưởng kinh tế 8% trong 3 năm gần đây, số lượng các tòa nhà thương mại đang được xây dựng cũng nhanh chóng gia tăng kéo theo hàng loạt khó khăn về nguồn cung năng lượng dành cho lĩnh vực này. Để tạo môi trường chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà, sáng nay ngày 9 tháng 10 năm 2009, Bộ Công Thương đã phối hợp với Trung tâm Năng lượng Đông Nam Á (ACE) và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Nhật Bản (ECCJ) tổ chức Hội thảo thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong tòa nhà. Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả khu vực Đông Nam Á (PROMEEC).
-
Theo định nghĩa, năng lượng tái tạo NLTT (renewable energy) là năng lượng phát sinh từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: tia nắng mặt trời, gió, mưa, thuỷ triều, nhiệt từ lòng đất và vì thế các loại năng lượng này được tái tạo một cách tự nhiên. Như vậy Năng lượng gió (NLG) là một trong các nguồn NLTT. NLG ban tặng cho hành tinh chúng ta cơ hội giảm khí thải carbon, bầu không khí trong lành và nền văn minh bền vững. NLG cũng tạo cơ hội cho các nước trên thế giới cơ hội cải thiện an ninh năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi nước. Hiện nay người ta thích nói đến cái gọi là “an ninh năng lượng” thì NLG hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu này.
-
Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chiều nay, ngày 31/7, tại phòng Edison – Weber, trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã diễn ra Lễ khởi động chương trình thiết bị đun nước nóng năng lượng mặt trời năm 2009. Đây là hoạt động được triển khai nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường thiết bị nước nóng năng lượng mặt trời tại Việt Nam.
-
Theo Sở Tài chính TPHCM, 6 tháng đầu năm 2009, các đơn vị trên địa bàn TP đã tiết kiệm được hơn 58 tỷ đồng nhờ áp dụng cơ chế khoán cho lĩnh vực vệ sinh môi trường (thu gom, vận chuyển, xử lý rác, vớt rác trên kênh rạch), duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình phúc lợi công cộng…
-
Các nhà khoa học vừa tìm ra một loại chất liệu polyme có thể làm xúc tác rất hiệu quả cho quá trình sản xuất nhiên liệu hy-đrô bằng quang năng và nước. Chất liệu này đáp ứng những yêu cầu cơ bản đối với một xúc tác lí tưởng, đó là sự phong phú, dễ sử dụng và tính không độc của nó, và họ cũng đã nỗ lực để đưa phương thức sản xuất năng lượng “xanh” thay thế này trở thành xu hướng chủ đạo.
-
Giải pháp cắt điện luân phiên của Tổng Công ty Điện lực nhằm tiết kiệm điện chỉ mang tính tình thế. Nguy hại hơn, giải pháp này còn phản tác dụng, xét trên khía cạnh nào đó, nó gây ra sự lãng phí rất lớn.” – Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải – Giám đốc Trung tâm tư vấn tiết kiệm điện năng và dung dịch hoạt hóa điện hóa (Viện Khoa học Việt Nam) bức xúc.
-
Giống như một viên pha lê vươn lên từ đá, một cấu trúc ấn tượng nổi lên trên mặt đất: biệt thự Libeskind do kiến trúc sư lừng danh Daniel Libeskind thiết kế là một công trình nghệ thuật thật sự có thể tận dụng được nhiều nguồn năng lượng tái sinh.
-
Hôm qua (21/6), Triển lãm Tiết kiệm quốc tế năng lượng hiệu quả môi trường Hà Nội Entech Hanoi 2009 đã kết thúc tốt đẹp. Qua 4 ngày diễn ra triển lãm, điều có thể nhận ra rõ nhất là mối quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề tiết kiệm năng lượng, một hoạt động rất có ý nghĩa đối với công tác bảo vệ nguồn tài nguyên, phát huy hiệu suất năng lượng.