-
Trong một cuộc hội thảo về “Công nghệ xanh và kiến trúc”, ông Lê Thành Ân - Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM cho biết, chi phí năng lượng ở Việt Nam đã tăng lên hơn 15%/năm trong 2 năm qua. Theo dự báo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) thì nguồn điện có thể thiếu từ 3-4 tỉ KWh trong năm 2011, trong khi lượng điện thiếu trong năm 2010 là 1 tỉ KWh.
-
Trong ngành kiến trúc có nhiều nghiên cứu dùng năng lượng mặt trời thụ động thu vào để sưởi ấm nhà hay làm mát nhà mà không cần đến tiêu thụ năng lượng như điện gas và dầu. Dùng gạch thu năng lượng mặt trời là một trong số đó. Nguyên tắc chính để thu nhận năng lượng mặt trời là cho tia nắng đi qua khung cửa kính hai lớp cách nhiệt, hay qua các khung có gạch kính, kính block, cỡ lớn 12in x 12in (1in=2,54 cm).
-
Tại cuộc hội thảo bàn về tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng tiết kiệm năng lượng do ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức hôm qua, các chuyên gia đã nêu lên những vấn đề đáng để Việt Nam phải học tập. Ví dụ, trong giai đoạn 2005 – 2010, nhờ sử dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch, Trung Quốc đã tạo được thêm 445 triệu kWh năng lượng mới, trong đó, có 21,58% từ thuỷ điện và 0,86% từ điện nguyên tử; đã đóng cửa các nhà máy than cũ, quy mô nhỏ với tổng cộng 72,1 triệu KWh, xây dựng thêm nhiều nhà máy với năng suất cao và hiệu quả hơn từ các nhà máy cũ.
-
Hãng công nghệ Sinovel của Trung Quốc vừa giới thiệu turbine gió lớn nhất thế giới có thể sử dụng để thu phong năng ngoài khơi, trên bờ hoặc trong đất liền.Với những cánh quạt có đường kính 128m, turbine của hãng Sinovel có công suất lên tới 6MW, lớn hơn những loại turbine khác. Theo ông Tao, việc sản xuất loại turbine lớn trong nước sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phong năng ngoài khơi.
-
Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước ngành Công nghiệp và Thương mại trong nhiều năm qua đã đề xuất và thực hiện nhiều chương trình/đề án nhằm thúc đẩy sản xuất và thương mại bền vững như: Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006- 2015, Đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường và Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2015 tầm nhìn 2020.
-
Trong khuôn khổ Hội chợ ENTECH 2011, sáng 26/5, tại nhà A6 Trung tâm hội chợ Triển lãm Việt Nam đã diễn ra Hội thảo Thúc đẩy các hoạt động tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp với sự tham gia của gần 200 đại biểu là các chuyên gia, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe giới thiệu nhiều giải pháp, công nghệ tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp như công nghệ, thiết bị chống thất thoát, tiết kiệm điện IMOP, giải pháp công nghệ tiết kiệm năng lượng cho hệ thống cơ…
-
Chiều nay, 18/5, tại Hà Nội, Bộ Công Thương và Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã ký văn kiện hợp tác về việc triển khai Dự án “Thúc đẩy hiệu suất năng lượng trong công nghiệp thông qua tối ưu hóa hệ thống và các tiêu chuẩn quản lý năng lượng tại Việt Nam”. Buổi lễ diễn ra với sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Hoàng Quốc Vượng, ông Patrick J.Gilabert, Trưởng đại diện UNIDO tại Việt Nam, đại diện Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương.
-
Tổ hợp này sẽ khai thác tối đa năng lượng mặt trời nhờ việc lắp đặt các tấm quang điện trên tất cả các bề mặt mái che của tổ hợp. Thêm vào đó, Wiscombe đã thiết kế một hệ thống cửa sổ trong suốt tráng lệ dựa trên sự hình thành các hoa văn tinh thể trong tự nhiên. Các cửa sổ uốn cong và khúc xạ ánh sáng như pha lê thực, tạo nên lớp sáng vô định hình từ bên ngoài. Những cửa sổ đầy bọt bong bóng trải khắc tòa nhà được chế tạo từ nhựa ETFE, có đặc điểm rất nhẹ và có thể tạo thành nhiều lớp để giảm hấp thụ nhiệt trong mùa hè và mất nhiệt trong mùa đông.
-
Từ kinh nghiệm trong việc tham gia các tổ chức môi trường, phát triển bền vững tại Úc, Trường Đại Học Quốc Tế RMIT đã đưa ra các nguyên tắc trong xây dựng và phát triển tòa nhà bao gồm: Sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, sử dụng vật liệu có khả năng tái chế, tận dụng tối đa yếu tố tự nhiên như ánh sáng, gió theo hướng bền vững, giảm thiểu tác hại môi trường.
-
Sáng nay, 17/5, tại Trung tâm thông tin và phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới đã diễn ra Hội thảo quốc tế qua cầu truyền hình với các điểm cầu Bắc Kinh, Thượng Hải, Mông Cổ, Malaysia, Nhật Bản, Hà Nội và TP.HCM. Hội thảo do Trường Bồi dưỡng cán bộ - Bộ Tài chính phối hợp với Trung tâm Tài chính và Phát triển Châu Á – Thái Bình Dương phối hợp tổ chức với chủ đề “Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế xanh - Tiết kiệm năng lượng”.
-
Bản báo cáo về biến đổi khí hậu mà Liên Hợp quốc sắp đưa ra được mong đợi là sẽ cho thấy chi phí trong ngành năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục giảm cho tới năm 2050. Đây là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành này.
-
Trung tâm dữ liệu “xanh”, sử dụng năng lượng hiệu quả của Facebook được kì vọng là sẽ nhận được chứng nhận LEED Gold (chứng nhận kiến trúc thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng) nhờ tính năng tiết kiệm năng lượng, trong đó bao gồm khả năng giảm 38% mức tiêu thụ năng lượng so với các trung tâm lưu trữ dữ liệu khác.
-
Hydro là một loại nhiên liệu sạch mà hiện nay hầu hết được sản xuất từ khí thiên nhiên, do đó sinh ra rất nhiều CO2. Một phương pháp mới, sạch hơn là sản xuất nhiên liệu hydro từ ánh sáng mặt trời và nước. Quá trình này gọi là quang-điện hóa, hay PEC, để phân tách phân tử nước. Khi ánh sáng mặt trời tác động vào các tấm pin PEC, năng lượng mặt trời được hấp thụ và sử dụng để phân tách phân tử nước thành là hydro và oxy.
-
“Chiếc lá đặc biệt” của MIT có kích thước chỉ bằng một quân bài (nhưng mỏng hơn) và được làm bằng silicon, điện tử kèm chất xúc tác niken và cobalt – vốn là những vật liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Khi được đặt trong một gallon (3,78 lít) nước dưới ánh sáng mặt trời, thiết bị có thể sản xuất ra nguồn điện đủ để một hộ gia đình ở một nước đang phát triển dùng trong một ngày. Thậm chí, chúng có thể dự trữ năng lượng ngay khi không được mặt trời chiếu sáng.
-
Ở Thụy Sĩ, công trình xanh đã giúp tiết kiệm được 3/4 điện năng, giảm lượng tiêu hao điện năng/m² xây dựng xuống còn 25% (so với công trình bình thường) và ở nước ta cũng rất cần có những chính sách khuyến khích “công trình xanh”, “kiến trúc xanh” phát triển. Tiến tới cấp chứng nhận xanh cho các công trình đạt chuẩn và coi đó là tiêu chuẩn để bán hàng.
-
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, mặc dù là nước giàu tiềm năng về năng lượng tái tạo nhưng cho đến nay sự phát triển năng lượng tái tạo vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Với sự hỗ trợ của WB, Thụy Sĩ trong dự án Redp tại Việt Nam, Bộ Công Thương tin tưởng dự án sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển dạng năng lượng sạch này, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
-
Hai Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 và 2 hoạt động với tổng công suất 12.000MW, sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia 7,2 tỷ kWh điện/năm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
-
Hôm thứ ba vừa rồi, bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, ông Steven Chu đã thông báo khoản hỗ trợ mới trị giá 5 triệu USD cho những nỗ lực cộng đồng để triển khai cơ sở hạ tầng xe điện và các trạm nạp điện.
-
Thủ tướng Úc Julia Gillard đã công bố phê chuẩn dự án trị giá 104.7 triệu đôla để đưa năng lượng mặt trời vào nhà máy sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Queensland. Nhà máy điện Kogan Creek công suất 750 megawatt, sản xuất điện từ than, đặt tại phía Tây Nam Queensland sẽ tiếp nhận thêm hệ thống nhiệt mặt trời công suất 44MW vào lưới điện, đưa nó trở thành dự án lớn nhất thế giới ở dạng này.
-
UAE là một trong những nước có trữ lượng dầu lớn cũng như có công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực Trung Đông, nhưng trữ lượng dầu mỏ này không thể đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng ước tính của nước này trong những thập kỉ tới. Để chuẩn bị trước cho tình huống này, UAE đã hoc theo nước láng giềng Ả rập Xê-út, lựa chọn Úc làm nhà cung cấp uranium, tiếp tục triển khai chương trình điện hạt nhân của mình.