-
Điện gió hiện nay được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cho đến thời điểm này, tỉnh Bình Thuận là địa phương có dự án (DA) điện gió nhiều nhất cả nước với 12 DA. Trong đó, 4 DA đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; 5 DA đã hoàn thành báo cáo đầu tư; số còn lại đang được khảo sát và lập báo cáo đầu tư. Tại đảo Phú Quý, nơi cách bờ biển Phan Thiết 58 hải lý cũng có một DA điện gió. Theo Sở Công thương tỉnh Bình Thuận, Công ty điện lực dầu khí VN hiện đang khảo sát địa điểm tại hai xã Ngũ Phụng và Long Hải để đặt 3 trụ tua-bin. Toàn bộ DA có tổng vốn đầu tư 352,48 tỉ đồng. Nếu DA hoàn thành sẽ cung cấp sản lượng điện hơn 25 triệu kWh/năm, đáp ứng cơ bản nguồn năng lượng cho đảo Phú Quý.
-
HP cũng công bố công nghệ quản lý năng lượng độc đáo duy nhất cho phép tự động nhận biết mức năng lượng và kiểm soát năng lượng trên toàn trung tâm dữ liệu. Sản phẩm phần mềm lưu trữ mới với mức độ đơn giản hóa và tự động hóa trên nền kiến thức hợp nhất cho việc sao lưu dữ liệu./.
-
Dự án nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục ý thức tiết kiệm điện, giảm hiệu ứng nhà kính và tính trạng trái đất nóng lên; dần đưa những thiết bị điện công nghệ cao đến với người nghèo. Đây là một dự án hữu ích cho người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là tại 62 huyện nghèo. Những sản phẩm được hỗ trợ sản rất phù hợp với địa hình bị chia cắt của các vùng, miền núi nước ta.
-
Vừa qua, tại Paris, đại diện một số tập đoàn năng lượng lớn đã ký kết thỏa thuận tạo dựng quan hệ đối tác để thực hiện một dự án táo bạo có tên là Transgreen, nhằm xây dựng các nhà máy điện mặt trời tại châu Phi và truyền tải điện từ đó tới châu Âu bằng cáp ngầm xuyên qua biển Địa Trung Hải
-
Bắc Kinh đã lên tiếng phủ nhận thông tin từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Ngày 20/7, nhiều tờ báo quốc tế dẫn số liệu từ IEA cho biết, trong năm 2009, Trung Quốc tiêu thụ 2,252 tỷ tấn quy dầu từ các nguồn than đá, dầu thô, khí tự nhiên, năng lượng nguyên tử…, nhiều hơn 4% so với mức tiêu thụ năng lượng của Mỹ.
-
Trong một bản báo cáo ra ngày thứ 6, Liên hợp quốc đã xếp Ấn Độ đứng thứ 5 trong số những nước sản xuất bình đun nước dùng năng lượng mặt trời và năng lượng gió lớn nhất thế giới. Bản báo cáo Xu hướng năng lượng sạch toàn cầu 2009 nói rằng, các nước đang phát triển đang đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ mới về năng lượng tái chế.
-
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo nếu không nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050. Cứ một năm trì hoãn quá trình chuyển đổi này, thế giới lại mất 500 tỷ USD.
-
Giám đốc điều hành Dominic Scriven của Dragon Capital được nhật báo Dân tộc dẫn lời nói rằng Quỹ sẽ góp phần tạo ra những ảnh hưởng tích cực về mặt môi trường và xã hội tại các nước đang phát triển ở tiểu vùng sông Mekong và một số nước Nam
-
Một báo cáo cho biết tốc độ xây dựng mới các nguồn năng lượng tái tạo tiếp tục bỏ xa tốc độ của các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch tại châu Âu và Mỹ trong năm 2009.Nghiên cứu dưới sự hậu thuẫn của Liên Hợp Quốc cho biết năng lượng tái tạo đã chiếm 60% công suất phát điện mới ở châu Âu. Và ở Mỹ, điện tái tạo chiếm hơn một nửa công suất được xây dựng mới năm ngoái.
-
Ngày 16/7, Ban Chuẩn bị dự án Điện hạt nhân và Năng lượng tái tạo phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội thảo về điện hạt nhân. Hội thảo nhằm cung cấp thông tin cơ bản về kế hoạch tổng thể thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận; phổ biến các văn bản liên quan; báo cáo việc triển khai thực hiện dự án di dân, tái định cư và cơ chế phối hợp thực hiện dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.
-
Trung Quốc cũng đã công bố các chương trình năng lượng xanh tham vọng. Cuối năm 2009, Trung Quốc thông báo kế hoạch xây dựng nhà máy phong điện quy mô lớn ở tỉnh Cam Túc. Đây sẽ là nhà máy phong điện lớn nhất thế giới với công suất lắp đặt 5GW vào cuối năm 2010, 12GW vào cuối năm 2015 và 20GW vào cuối năm 2020.
-
Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã đưa ra một bản báo cáo ngày 23/6 nêu chi tiết những chiến lược nhằm tăng cường sản xuất nhiên liệu sinh học để đạt được Tiêu chuẩn về nhiên liệu tái chế (RFS2) yêu cầu người tiêu dùng Mỹ sử dụng 36 tỷ galon nhiên liệu sinh học đến năm 2022.
-
Theo dự báo, với tác động của dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam (VEEPL) do GEF/UNDP tài trợ, đến 2014, 100% các đèn chiếu sáng hè phố sẽ sử dụng đèn HPS, CFL; 100% đèn chiếu sáng nội thất sẽ sử dụng đèn huỳnh quang T8, T5 và CFL. Sau khi thay thế các loại đèn trên bằng các sản phẩm tiết kiệm điện năng Việt Nam có thể tiết kiệm hàng triệu Kwh/năm.
-
Mặc dù Trung Quốc không thể tham gia World Cup 2010, nhưng công ty Năng lượng xanh Yingli (Yingli Green Energy YGE) vẫn hiện diện trên các sân cỏ với tư cách là nhà tài trợ World Cup chính thức đầu tiên của Trung Quốc.
-
Khi ngày càng có nhiều người quan tâm đến những vấn đề môi trường, các công ty và các kiến trúc sư cũng bắt đầu nghĩ đến những ý tưởng về bãi đậu xe dùng năng lượng sạch. Những bãi đậu xe này được trang bị các tấm pin sử dụng năng lượng mặt trời nhằm cung cấp điện để hoạt động và chiếu sáng. Sau đây là những mẫu ý tưởng bãi đậu xe dùng năng lượng mặt trời độc đáo đã được các nhà thiết kế đưa ra.
-
Cửa sổ thay đổi màu sắc không phải là phát minh mới. Nhưng cửa sổ cảm ứng với nhiệt độ của môi trường rồi tự điều chỉnh độ trong suốt là sản phẩm độc đáo của hãng RavenBrick
-
Hãng Porsche vừa chính thức thông báo sẽ cung cấp hệ thống phanh phục hồi năng lượng mới đạt tiêu chuẩn như trong tất cả các mô hình Panamera V8 ra mắt vào tháng 8 tới đây.
-
Trao đổi với báo chí bên lề Hội thảo “Truyền thông với việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Hữu Hào nhận định: Việc sử dụng năng lượng hiện nay, nhất là ở các cơ quan hành chính còn lãng phí. Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt điện năng hiện nay.
-
Sử dụng năng lượng sạch là “vũ khí” làm chậm quá trình biến đổi khí hậu. TPHCM được đánh giá là nơi giàu nguồn tài nguyên nắng nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Gần đây, dù Khu Công nghệ cao TPHCM và Công viên 23-9 đã đưa vào sử dụng 32 trụ đèn dùng năng lượng mặt trời nhưng vẫn quá ít so với nhu cầu thực tế. Nguyên do là thành phố thiếu kinh phí hay chưa mạnh dạn đầu tư? PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Anh Kiệt (ảnh), Giám đốc Sở TN- MT TPHCM, về vấn đề này
-
Công ty công nghệ Kiwi Choice của Canada vừa qua đã giới thiệu một loại sạc năng lượng mặt trời mới dành cho các thiết bị di động có tên U-Powered. Thiết kế của sạc khá đặc biệt gồm 3 tấm quang điện xòe ra hình nan quạt, tích hợp 1 nguồn pin 2000mAh mạnh mẽ có thể sạc lại hơn 1 nghìn lần, 4 đèn LED báo mức độ sạc, 1 đèn flash LED và chân từ tính để đặt lên bề mặt kim loại. Ngoài ra, sản phẩm cũng kèm theo 11 đầu sạc tương thích nhiều thiết bị khác nhau