Thứ hai, 25/11/2024 | 03:18 GMT+7

Các nguồn năng lượng của thế giới trong tương lai

28/08/2010

Ông Kohn dự đoán sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai loại năng lượng này sẽ tiếp tục trong những thập kỷ sắp tới, tạo ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên năng lượng Mặt Trời, gió trong lịch sử loài người và trở thành những nguồn năng lượng chủ yếu của Trái Đất.

Tiến sĩ Walter Kohn, thuộc trường Đại học California, người từng đoạt giải Nobel về hóa học năm 1998, cho rằng năng lượng Mặt Trời, sức gió sẽ trở thành các nguồn năng lượng chính trong tương lai, nhờ những nghiên cứu và phát triển năng lượng thay thế liên tục.

Phát biểu trong hội nghị chuyên đề đặc biệt tại hội nghị quốc gia lần thứ 240 của Hiệp hội hóa học Mỹ, tổ chức ở Boston ngày 24/8, ông Kohn cho biết tổng sản lượng dầu, khí, hiện cung cấp khoảng 60% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu, dự kiến sẽ đạt đỉnh trong 10-30 năm tới, sau đó sẽ sụt giảm nhanh chóng. Xu hướng này tạo ra hai thách thức toàn cầu chưa từng có.

Một là sự thiếu hụt năng lượng "có thể chấp nhận được" đe dọa đến toàn cầu. Hai là thách thức "không thể chấp nhận được," nguy cơ ấm lên toàn cầu và những hậu quả của nó.

Ông Kohn nhấn mạnh cần phải có những hành động ứng phó với những thách thức này. Hành động rõ ràng nhất là tiếp tục quá trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm cung cấp các loại năng lượng thay thế ít tốn kém, dồi dào, an toàn, sạch và không cacbon.

Nang luong tuong lai.jpg

Vì những thách thức này mang tính toàn cầu nên các công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật cần có sự hợp tác quốc tế tối đa.

Ông Kohn dự đoán sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai loại năng lượng này sẽ tiếp tục trong những thập kỷ sắp tới, tạo ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên năng lượng Mặt Trời, gió trong lịch sử loài người và trở thành những nguồn năng lượng chủ yếu của Trái Đất.

Một vấn đề quan trọng khác, hiện chủ yếu ở các nước phát triển, nơi dân số đã chững lại tương đối nhiều, là giảm mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người. Chẳng hạn mức tiêu thụ xăng bình quân đầu người ở Mỹ xấp xỉ gấp năm lần mức trung bình của thế giới.

Trong khi thế giới ít phát triển hơn, muốn nâng mức sống lên mức tương đương của những nước phát triển cao, cần phải ổn định dân số đang gia tăng của mình.

Thúy Hằng