Thứ ba, 05/11/2024 | 10:42 GMT+7

Quốc hội Ấn Độ tiết kiệm năng lượng với pin mặt trời và nhà máy sinh khối

15/08/2010

Nhiều công ty đã tham gia cuộc đấu thầu này, trong đó có các công ty lớn như Reliance Industries’ Solar Energy Group, Wipro Ecoenergy và người khổng lồ trong ngành xây dựng Punj Lloyd. Đây là một ý tưởng mới lạ của chính phủ Ấn Độ nhằm khởi xướng một cuộc cách mạng lớn về năng lượng mặt trời trên quy mô toàn quốc có khả năng sẽ nâng tổng công suất lắp đặt lên 20.000 MW trong 12 năm sắp tới.

Tòa nhà quốc hội Ấn Độ, Sansad Bhavan, sẽ được trang bị hệ thống pin mặt trời quang điện, bình nước nóng năng lượng mặt trời và một nhà máy sinh khối trong một nỗ lực nhằm đẩy mạnh công nghệ năng lượng tái chế.

Thay mặt quốc hội, Cơ quan phát triển năng lượng bang Punjab (PEDA) đã tổ chức đấu thầu lắp đặt hệ thống pin mặt trời quang điện công suất 80 kW. Hệ thống này không chỉ cung cấp năng lượng dự phòng cho tòa nhà Quốc hội mà hơn 50% lượng điện sản sinh ra sẽ được bổ sung vào mạng lưới điện.

Nhiều công ty đã tham gia cuộc đấu thầu này, trong đó có các công ty lớn như Reliance Industries’ Solar Energy Group, Wipro Ecoenergy và người khổng lồ trong ngành xây dựng Punj Lloyd. Đây là một ý tưởng mới lạ của chính phủ Ấn Độ nhằm khởi xướng một cuộc cách mạng lớn về năng lượng mặt trời trên quy mô toàn quốc có khả năng sẽ nâng tổng công suất lắp đặt lên 20.000 MW trong 12 năm sắp tới.

Idian Parliament.jpg

Hệ thống này sẽ chỉ hoạt động khi tòa nhà Quốc hội bị mất điện, một điều rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên, việc lắp đặt nó cũng có những hiệu quả nhất định.

Thứ nhất, nó sẽ thúc đẩy việc sử dụng các hệ thống dùng năng lượng mặt trời quang điện vốn vẫn kém phổ biến hơn so với những hệ thống nhiệt điện được dùng trong các hộ gia đình (như các bình đun nước). Quang điện vẫn đắt hơn so với nhiệt điện và chính phủ thì không có nhiều trợ cấp cho người tiêu dùng trong nước khi lắp đặt các hệ thống quang điện. Việc lắp đặt hệ thống này ở tòa nhà Quốc hội sẽ khởi xướng một loạt các chính sách ủng hộ quang điện nhắm vào các khách hàng cụ thể là các hộ gia đình và tổ chức thương mại.

Cựu thủ tướng Ấn Độ, tiến sĩ APJ Abdul Kalam, cũng đã có một ý tưởng tương tự khi ông cho lắp đặt những tấm pin mặt trời trên nóc tòa nhà Rashtrapati Bhavan (phủ thủ tướng). Mong muốn của ông là cả tòa nhà Rashtrapati Bhavan sẽ sử dụng năng lượng mặt trời, nhưng nó đã không thể trở thành hiện thực do những khó khăn về thủ tục hành chính. Tuy nhiên, phủ thủ tướng giờ đây đang tiến đến một tương lai “sạch” hơn. Các tấm pin mặt trời đang được lắp đặt tại các tòa nhà trong phủ và 100 trụ đèn năng lượng mặt trời cũng đã được lắp đặt.

Thứ hai, và cũng là tác dụng chủ yếu, hệ thống sẽ là một minh chứng cho chính sách thuế ưu đãi mà chính phủ muốn dành cho 20.000 MW điện từ quang điện. Hệ thống ưu đãi khá phức tạp và gần như chưa được thử nghiệm tại Ấn Độ. Sự rút điện từ những nguồn độc lập có thể sẽ rắc rối do bắt buộc phải duy trì một tần suất cung cấp nhất định.

Một số công ty phân phối đã để nghị trợ cấp cho người tiêu dùng trong nước trong việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa thành công do chưa được marketing tốt. Người dân sẽ chỉ thấy nó hấp dẫn nếu họ nhìn thấy những lợi ích về kinh tế trong đó. Và lợi ích đó sẽ đến từ chính sách thuế ưu đãi này.

Một vài vấn đề liên quan đến kỹ thuật và tài chính của chính sách thuế này vẫn chưa được giải quyết. Liệu có nên bổ sung lượng điện sinh ra trực tiếp vào lưới điện hay phân bổ lượng điện này về các địa phương rồi mới hòa vào lưới điện để đáp ứng các thông số về truyền tải điện? Người tiêu dùng sẽ trả tiền cho lượng điện nào: tổng lượng điện sản sinh từ các tấm pin mặt trời hay lượng điện hòa vào lưới điện? Dự án dưới đây sẽ giúp trả lời những câu hỏi như vậy.

Một hệ thống nhiệt điện cũng sẽ được lắp đặt tại tòa nhà Quốc hội với công suất 2000 lit. Tuy việc lắp đặt hệ thống nhiệt điện là bắt buộc đối với tất cả các toàn nhà chính phủ mới xây, sáng kiến này cũng là một sự tự giác hướng tới việc phát triển năng lượng sạch. Một nhà máy sinh khối công suất nửa tấn cũng sẽ được lắp đặt nhằm tận dụng thức ăn thừa để sản sinh ra điện trong quá trình phân hủy.

Mặc dù dự án này chỉ là một bước tiến nhỏ trong việc giảm lượng khí thải cacbon nhưng nó cũng là một bước tiến lớn trong việc phát triển năng lượng sạch.

Minh Đức (theo cleantechnica.com)