Thứ bảy, 23/11/2024 | 02:53 GMT+7

Nâng cao nhận thức về xe chạy điện với chuyến đi dọc đường cao tốc Pan-American

12/08/2010

Trong xã hội hiện nay, xe chạy điện đang đối diện với những thách thức từ những chiếc xe dùng xăng gây ô nhiễm môi trường. Luôn bị coi là quá đắt so với thu nhập trung bình của người tiêu dùng, giới hạn về quãng đường đi và sự bất ổn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chưa kể đến việc phải xạc điện liên tục, đó chính xác là những gì mà các công ty dầu lớn muốn vẽ nên về xe chạy điện.

Trong xã hội hiện nay, xe chạy điện đang đối diện với những thách thức từ những chiếc xe dùng xăng gây ô nhiễm môi trường. Luôn bị coi là quá đắt so với thu nhập trung bình của người tiêu dùng, giới hạn về quãng đường đi và sự bất ổn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, chưa kể đến việc phải xạc điện liên tục, đó chính xác là những gì mà các công ty dầu lớn muốn vẽ nên về xe chạy điện.

Tuy nhiên, nhóm Racing Green Endurance (RGE), một nhóm sinh viên khoa cơ khí thuộc trường đại học Hoàng gia Anh, muốn xóa tan những hoài nghi đó bằng một chuyến đi đầy tham vọng với một chiếc xe chạy điện trên quãng đường dài 26.000 km qua 14 đất nước dọc theo đường cao tốc Pan-American, tuyến đường cao tốc dài nhất thế giới.

Đến Vancouver, Canada, vào ngày thứ 6, ngày thứ 13 trong chuyến đi dài 84 ngày, sự hiện diện của Radical SR8 (tên chiếc xe), một trong những chiếc xe chạy nhanh nhất thế giới khi dùng xăng, đã thu hút sự chú ý của rất nhiều người.

radical_sr8_pan_am.jpg

Chiếc xe có cấu tạo khung gầm của một chiếc xe đua được trang bị 2 động cơ điện có khả năng đạt vận tốc tối đa 200 km/h, nó bắt đầu cuộc hành trình vào ngày 4/7 tại Alaska. Với quãng đường đi trung bình 500km một ngày, trong 71 ngày tới, chiếc xe cùng đội xe 11 người sẽ đến Argentina theo lịch trình được dự kiến sẽ kết thúc vào đầu tháng 10.

Chắc chắn nhóm nghiên cứu sẽ đối mặt với những đoạn đường khó khăn bắt đầu từ Mexico và qua Trung Mỹ, nhưng tài xế Pambo Palas cho biết, hiện tại chiếc xe vẫn hoạt động tốt và chưa gặp trục trặc gì.

Sinh viên người đảo Síp, trong năm học cuối của mình, phát biểu: “Thật tuyệt vời. Được chứng kiến phản ứng của người dân mỗi khi đi qua những thị trấn nhỏ hay những thành phố lớn như Vancouver là một trải nghiệm thú vị. Chúng tôi thực sự rất vui. Cảnh vật xung quanh dọc con đường cũng rất đẹp và cảm giác lái một chiếc xe thân thiện với môi trường cũng thật tuyệt”.

Palas cũng cho biết thêm, mục đích chính của chuyến đi là thay đổi nhận thức của người dân về xe chạy điện - rằng chúng “chậm, bị hạn chế và không ổn định”. Chiếc xe đua Radical SR8 với 2 chỗ ngồi, được lựa chọn để thu hút sự chú ý và để cho thấy rằng xe chạy điện rất nhanh, hấp dẫn và hoàn toàn có tương lai.

 “Đó là việc cần phải làm. Đây là một công nghệ sạch và thực sự có hiệu quả. Trong những hoàn cảnh nhất định, nó sẽ là một sự lựa chọn mà chúng ta bắt buộc phải cân nhắc”.

Chiếc xe có trị giá khoảng 400.000 bảng Anh (611.880 USD), chưa tính đến công sức mà nhóm kỹ sư bỏ ra để biến chiếc xe thành xe chạy điện. Nguồn năng lượng được sử dụng là 164 ăc quy lithium sắt phot-phat 100Ah, được tập đoàn Thunder Sky Energy tại Thâm Quyến hỗ trợ cho nhóm nghiên cứu.

Những ắc quy này có thể hoạt động 8 tiếng trước khi chúng hoàn toàn hết năng lượng và nhóm RGE đã xạc điện tại một số địa điểm như các trạm dừng chân cho xe ô tô và một trạm điện địa nhiệt, như vậy việc xạc điện hoàn toàn không thải ra cacbon.

Andy Hadland, đại diện cho nhóm RGE, đã coi sự đóng góp của tập đoàn Thunder Sky như xương sống của dự án. Trước khi công ty này tuyên bố sẽ hỗ trợ 200 tấm pin, dự án đã có nguy cơ phải hủy bỏ.

Với ý tưởng về dự án hình thành từ tháng 1/2009, nhóm sinh viên đã tiếp xúc với hãng sản xuất xe đua Radical để trình bày kế hoạch của mình. Hãng xe đã nhận lời cung cấp ô tô với điều kiện họ phải tìm được nguồn cung cấp động cơ và ắc quy.

 “Và chúng tôi đã rất tự tin đến gặp các hãng sản xuất ắc quy trên thế giới và nói “Làm ơn hãy cung cấp ắc quy cho chúng tôi. Chúng tôi có một ý tưởng rất hay và muốn thực hiện nó”. Và họ đã trả lời “Thật là nực cười”. Họ thực sự không tin tưởng vào dự án này, một dự án còn quá mới mẻ.”

Hadland cho biết, khi dự án đang có nguy cơ thất bại, tháng 6/2009, tập đoàn Thunder Sky đã đến và nói “Chúng tôi thực sự thích những gì các bạn đang làm. Chúng tôi đã sản xuất một vài chiếc xe chạy điện tại Trung Quốc, với một vài loại ắc quy”.

 “Vì thế, đúng một tuần trước khi dự án phải hủy bỏ, họ đã khiến nó trở nên khả thi. Vài tuần sau, chúng tôi nhận được động cơ. Với động cơ, ô tô, ắc quy – tất cả những gì cần thiết – mọi chuyện diễn ra rất suôn sẻ”.

Quãng đường dài nhất mà nhóm nghiên cứu từng đi trong một ngày là 630 km (tính cả đoạn đường đi để xạc đầy ắc quy trong giờ ăn trưa). Hadland cho biết, sự tuyệt vời của xe chạy điện là ngay cả khi chúng đã hết năng lượng, chúng có thể được xạc điện bằng cách kéo đi thật nhanh hoặc đẩy tới đẩy lui, giống như ô tô đồ chơi vậy. Thậm chí, chỉ cần cho xe chạy xuống dốc và nó sẽ tự xạc điện.

Tự tin vào việc nhóm sẽ hoàn thành chuyến đi này, Hadland hy vọng chuyến đi sẽ thay đổi nhận thức của mọi người về xe chạy điện và xem xét việc mua một chiếc, hay ít nhất là lái thử nó khi họ có ý định mua xe.

Minh Đức (theo news.xinhuanet.com)