Thứ ba, 05/11/2024 | 17:32 GMT+7
Điện năng hệ thống máy tính sử dụng
Một hệ thống máy tính để bàn sẽ ngốn một lượng điện khủng khiếp, ngoài CPU rất tốn điện năng, nó còn có thêm màn hình – nếu là dạng LCD thì càng tốn điện rất nhiều nữa. Chưa hết, máy tính sẽ thường có thêm 1UPS, 1 quạt giải nhiệt riêng cho thùng máy, rồi loa ngoài gắn vào máy. Nếu là máy tính chơi game, sẽ cần có thêm các gamepad,…
Ở đây, tác giả lấy máy tính xách tay Dell Latitude D600 làm máy thử nghiệm, máy tính có công suất 90W/h, cục sạc có công suất 9W/h. Modem Cnet công suất 9W/h. Ngoài ra nó còn có thêm 1 quạt bàn nhỏ công suất 25 W/h để giải nhiệt cho máy tính. Rồi một đèn tuyp 40W/h để chiếu sáng bàn làm việc. Tiếp đó, có 1 quạt đứng để giải nhiệt cho người ngồi làm việc trên máy tính, công suất quạt là 45W/h. Đây là hệ thống mẫu tương đối tiết kiện và cách tính mẫu với hệ thống máy tính này sẽ cho bạn một cơ sở để tính toán với máy tính của mình, từ đó có cách tiết kiệm điện hơn khi dùng máy tính.
Tiết kiệm điện cho máy tính
Pin: pin thường được sử dụng cho các máy tính xách tay và có thể sạc để dùng liên tục trong 5-6 năm thì mới bắt đầu yếu dần. Vì thế, bạn nên nên dùng pin làm nguồn cấp điện chính cho các máy tính xách tay. Chẳng hạn, một cục pin có thể dùng được 2h và sạc trong 30 là đầy, hay nói cách khác, chỉ cần bỏ ra 1,5h để sạc là có thể dùng được trong 6h. Với máy Latitude ở trên, bằng cách này, một ngày bạn chỉ dùng điện có 1,5h, và do đó tiền điện cho máy tính và cục sạc lúc đầu là 31.000 đồng, thì sau khi tiết kiệm – bạn chỉ phải trả 6.500 đồng, tức giảm được 5 lần tiền điện. Nếu tính ra, trong 5 năm, số tiền điện bạn tiết kiệm được cũng đủ dư mua 3-4 cục pin tương tự như thế.
UPS: UPS cũng là một thiết bị lưu trữ điện giống như Pin nhưng chuyên dùng cho máy tính để bàn. Vì thế, bạn nên dùng UPS để làm nguồn cung cấp điện cho máy để bàn trong nhà mình. Một UPS loại tốt cũng có thể cung cấp điện để máy tính chạy trong 2h và mất 30 phút để sạc đầy. Vì máy để bàn tốn điện nhiều hơn nên chắc chắn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền hơn máy tính xách tay.
Hệ thống Acquy: hệ thống này nên dùng cho dàn máy tính trong tiệm internet vì với nhiều máy tính mở liên tục 24/24 thì tiền điện của hệ thống máy tính trong tiệm là rất lớn. Hóa đơn tiền điện nhiều khi lên tới 2triệu/tháng, vì vậy tiết kiệm được điện – nghĩa là sẽ tăng doanh thu của tiệm lên. Với số lượng máy nhiều như thế, thay vì dùng UPS, bạn có thể mua 2 bình acquy, loại dành cho xe tải với khả năng trữ nhiều điện và cung cấp dòng điện lâu hơn.
Thử nghiệm với 10 máy tính trong tiệm, thì 2 bình acquy giúp các máy tính chạy ổn định trong 5 tiếng, và thời gian sạc đầy cho bình acquy là 12 tiếng. Như vậy, nếu bạn chịu đầu tư mua nhiều bình acquy hơn, có thể bạn sẽ không mất quá 500 ngàn tiền điện mỗi tháng cho hệ thống máy tính cho tiệm của mình. Việc sạc điện cho các bình acquy, nếu đưa ra tiệm chuyên về dịch vụ này thì chỉ mất 5 ngàn/bình hoặc bạn ra tiệm điện tử nhờ quấn cho một bộ chỉnh lưu DC ra AC để dùng cho máy tính (giá khoảng 100 ngàn).
Ngoài ra, để chiếu sáng trong phòng có máy tính, bạn hạn chế dùng các loại đèn quá sáng vì nó sẽ phản chiếu lên màn hình máy tính và làm lóa mắt bạn, việc này vừa dẫn đến nguy cơ làm mắt cận thị, vừa khiến bạn tốn tiền điện, bạn hãy dùng các loại bóng đèn Compaq loại 10W, 20W để tiết kiệm tối đa điện năng mà độ sáng tương đương các loại bóng tuyp có trên thị trường.
Với các máy tính ở tiệm internet, bạn hãy dặn nhân viên tắt máy khi không dùng đến vì nếu để máy hoạt động mà không dùng thì không hiệu quả và còn có thể làm giảm tuổi thọ của máy. Việc khởi động lại máy tính không tốn quá nhiều thời gian nhưng bù lại, sẽ bớt được rất nhiều tiền điện phải đóng hàng tháng. Cuối cùng, bên nên mua thêm một chiếc quạt nhỏ đặt bên thùng máy để giải nhiệt cho máy tính và tăng tuổi thọ cho máy tính. Hệ thống quạt giải nhiệt giúp phòng mát hơn và giúp máy bền hơn.
Tổng kết
Sau khi thực hiện các bước trên, bạn sẽ thấy hóa đơn tiền điện dành cho máy tính sẽ giảm rất nhiều. Cụ thể với máy tính thử nghiệm ở trên, hóa đơn tiền điện giảm từ 86 ngàn xuống còn 26 ngàn. Rất tuyệt phải không!
Theo Tạp chí CNTT