Thứ năm, 28/03/2024 | 16:23 GMT+7

Ấn Độ tìm cách để mua trực tiếp để mua trực tiếp khí đốt của Iran

16/06/2010

“Economic Times” của Ấn Độ vừa đưa tin, do dự án đường ống khí đốt IPI (Iran – Pakistan - Ấn Độ) trì trệ mãi chưa có tiến triến, nên chính phủ Ấn Độ dự định sẽ cho xây dựng một đường ống dẫn khí vượt biển Ả Rập để nhập khẩu trực tiếp khí đốt từ Iran.

Theo bài báo, mặc dù tính khả thi của kế hoạch này vẫn đang đợi nghiên cứu, nhưng ưu điểm lớn nhất của kế hoạch này là có thể tránh được sự bối rối khi việc xây dựng đường ống khí đốt trên đất liền cần phải quá cảnh Pakistan, từ đó loại bỏ nỗi lo của Ấn Độ về vấn đề an ninh.

 

Xuất phát từ nỗi lo về an ninh, kế hoạch đường ống khí đốt IPI vẫn chưa thu được tiến triển mang tính thực chất nào. Tờ “India Times” đã dẫn lời của một quan chức chính phủ cho hay, phía New Delhi đang thận trọng xem xét việc xây dựng đường ống khí đốt xuyên qua đáy biển Ả Rập. So với kế hoạch đường ống khí đốt IPI, đường ống dẫn khí dưới biển Ả Rập có thể loại trừ hoàn toàn khả năng bất xác định do đường ống quá cảnh Pakistan mang lại.


pipeline.jpg

Ngoài ra, đường ống này không chỉ có thể nhập khẩu khí đốt từ các quốc gia Trung Đông như Iran, mà còn có thể nhập khẩu khí đốt từ những nước Trung Á xa xôi hơn như Turkmenistan.

Cũng theo bài báo, Tổng thống Turkmenistan Gurbanguly Berdimuhamedov trong thời gian viếng thăm Ấn Độ vào tháng trước đã đề xuất việc Iran xuất khẩu khí đốt sang Ấn Độ. Ngoài ra, ông Gurbanguly Berdimuhamedov còn ủng hộ việc xây dựng đường ống khí đốt TAPI (Turkmenistan - Afghanistan - Pakistan - Ấn Độ), để xuất khẩu khí đốt sang Ấn Độ bằng đường bộ.


Người phụ trách của Công ty khai thác Dầu khí Nam Á (SAGE) – ông THP Pao đã bày tỏ với tờ “India Economic Times” rằng, kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt vượt biển Ả rập trên thực tế đã được đề xuất từ lâu cách đây vài năm trước, nhưng do chi phí đắt đỏ và vấn đề nan giải về công nghệ đã khiến kế hoạch này vẫn bị coi là không khả thi.

 

Thúy Hằng (St)