Thứ bảy, 20/04/2024 | 20:55 GMT+7

Biến rác thải nhựa thành nhiên liệu thay thế

06/06/2010

Dưới sự hướng dẫn của Yiannis Levendis, một giảng viên xuất sắc của khoa cơ khí và kỹ thuật công nghiệp, một nhóm các sinh viên năm cuối và sinh viên vừa tốt nghiệp đã phát triển một loại buồng đốt rác thải có thể biến loại nhựa không thể phân hủy thành nguồn nhiên liệu thay thế.

Các nghiên cứu sinh của trường đại học Northeastern đã thiết kế  một dụng cụ có thể biến rác thải nhựa thành năng lượng sạch mà vẫn giảm thiểu tối  đa lượng khí thải độc hại.

 

Dưới sự  hướng dẫn của Yiannis Levendis, một giảng viên xuất sắc của khoa cơ khí và kỹ thuật công nghiệp, một nhóm các sinh viên năm cuối và sinh viên vừa tốt nghiệp đã phát triển một loại buồng đốt rác thải có thể biến loại nhựa không thể phân hủy thành nguồn nhiên liệu thay thế.

 

Nguyên mẫu của buồng đốt này đã được giới thiệu tại  Hội nghị năng lượng thường niên MIT lần thứ 5 vào tháng 3 vừa qua. Cả nhóm đã nghiên cứu trong 9 tháng, và với những sinh viên năm cuối đây có thể coi như đồ án tốt nghiệp của họ.

 

Sự tự  duy trì là điểm mấu chốt trong thiết kế  lò đốt hai buồng. Trước tiên, rác thải nhựa được xử lý ở buồng trên bằng nhiệt phân, quá trình này biến nhựa cứng thành khí. Sau đó, khí được chuyển xuống buồng dưới, tại đây khí này được đốt bằng các chất oxi hóa để sinh ra nhiệt và hơi nước. Nhiệt độ duy trì sức nóng cho lò đốt và hơi nước có thể dùng để sản xuất điện.


 Professor Levendis and David Laskowski working with the apparatus. Photo by Mary Knox Merrill..jpg


David Laskowski, một sinh viên năm cuối trong nhóm nghiên cứu, cho biết: “Nguyên mẫu này có thể được nâng cấp  để dùng cho một nhà máy năng lượng lớn. Nhà máy này có thể liên kết với một trung tâm tái chế nhựa để duy trì nguồn nhiên liệu ổn định.”

 

Giáo sư  Levendis đã nghiên cứu về quá trình đốt cháy nhựa và các chất thải sinh hoạt trong 20 năm qua, và  hiện tại, ông đang tập trung vào nghiên cứu sự hóa hơi rác thải nhựa để giảm bớt nồng độ khí  thải độc hại sinh ra trong quá trình đốt cháy.

 

Ông nói: “Động lực cho nghiên cứu của tôi là yêu cầu phát triển một nguồn năng lượng sạch và hiệu quả về kinh tế trong hoàn cảnh các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Nó cũng sẽ giúp xử lý loại rác thải nhựa không thể tự phân hủy và không thể tái chế.”

 

Theo Laskowski, các tính toán đã chỉ ra rằng công nghệ mới này có tiềm năng thay thế cho 462 triệu galon dầu chỉ tính riêng tại Mỹ nếu như tất cả rác thải nhựa đều được xử lý.

 

Giáo sư  Lavendis nói thêm: “Chúng ta đang tiêu dùng loại nhiên liệu truyền thống rất đắt tiền (để sản xuất điện). Loại nhiên liệu được phát triển bằng công nghệ  này sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí về điện cho các thế hệ sau.”

 

Các thành viên trong nhóm bao gồm Jeff Young, Shane McElroy, Jason Lee, David Laskowski, David Garufi, và Paul Conroy, những sinh viên năm cuối, cùng với 2 sinh viên đã tốt nghiệp là Brendan Hall và Chuanwei Zhuo.

 

Với thành công của nguyên mẫu này, Hall và Zhou có dự  định sẽ tiếp tục nghiên cứu dự án này với giáo sư Levendis.

 

Minh Duc (theo renewableenergyworld.com)