Thứ sáu, 22/11/2024 | 23:26 GMT+7

Các nhà máy Campuchia nỗ lực tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế

03/06/2010

Nhưng trong 10 năm trở lại đây, khi lượng nhân công làm việc trong ngành dệt may đã tăng từ 25.000 vào năm 2000 lên đến 300.000 như hiện nay, ông nhận thấy xuất hiện ngày càng nhiều hơn những xe tải hạng nặng chất những bó củi lớn.

Ngày nào cũng vậy, trong suốt 15 năm qua, Cheang Vet – người công nhân sống bên cây cầu hữu nghị Nhật Bản – Campuchia quan sát dòng xe cộ nối đuôi nhau tiến vào thủ đô qua cửa ngõ chính nằm ở hướng đông bắc này.

 

Nhưng trong 10 năm trở lại đây, khi lượng nhân công làm việc trong ngành dệt may đã tăng từ 25.000 vào năm 2000 lên đến 300.000 như hiện nay, ông nhận thấy xuất hiện ngày càng nhiều hơn những xe tải hạng nặng chất những bó củi lớn.

 

Ông Vet ước tính “Một ngày có ít nhất 10 xe tải đi qua đây, chở theo khoảng 2.5 tấn củi. Họ nói với tôi rằng họ đang đến những xưởng dệt nằm phía bên kia thành phố” .

 

Nền gia công may mặc của Campuchia nước chủ yếu sản xuất quần áo cho những thương hiệu nổi tiếng ở Mỹ và Châu Âu – sử dụng củi làm nhiên liệu cho những cỗ máy cổ lỗ cung cấp nước nóng nhằm làm mềm vải và sử dụng hơi nước để là.

campuchia.jpg


Theo một vài chuyên gia, một vài nhà máy dựa toàn bộ vào củi đốt để cung cấp năng lượng. Dùng củi thay vì sử dụng than đá để cung cấp nhiên liệu sẽ thân thiện với môi trường hơn, vì có thể trồng lại rừng nhằm cân bằng lượng cacbon thải ra khi đốt củi. Tuy nhiên, việc trồng rừng hãy còn hết sức hạn chế trong khi nhu cầu đang ngày một tăng.  

 

Vào những năm 1990, phần lớn những cánh rừng cao su của Campuchia – được thực dân Pháp trồng vào đầu thế kỉ 20 – đột ngột sụt giảm sản lượng mủ cao su, đòi hỏi việc trồng lại thế hệ cây cao su mới trên diện rộng.  

 

Những cây cao su bị chặt cung cấp một lượng lớn gỗ cho các nhà máy dệt may và xưởng gạch trong khu vực Phnom Penh. Tuy nhiên, theo một báo cáo mới đây của một tổ chức môi trường Pháp – Geres, nguồn cung cấp gỗ này đang cạn kiệt dần.

 

Báo cáo của Geres cho thấy: 69 trên tổng số 320 doanh nghiệp dệt may đã đăng kí với hiệp hội các nhà sản xuất tuyên bố rằng họ sử dụng gỗ cao su. Geres ước tính các doanh nghiệp đốt khoảng 65,000 m3 gỗ mỗi tháng.

 

 “Thời kì khủng hoảng” bắt đầu vào năm 2009 “khi lượng gỗ cao su không đủ để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp này”.

 

Những chuyên gia năng lượng và các nhà hoạt động môi trường nói rằng lượng gỗ hiện nay được lấy từ kho thay vì từ những khu rừng còn sót lại. Graeme Brown, tư vấn viên hoạt động trong lĩnh vực quản lí tài nguyên thiên nhiên, nói rằng nhu cầu gỗ cao su ngày càng cao sẽ dẫn đến phá rừng, hình thành “một lực lượng “tiều phu” mới”.


campuchia02.jpg

Trong khi giá điện hãy còn quá cao so với sử dụng củi đốt – giá năng lượng ở Campuchia thuộc hàng cao nhất trong khu vực do cơ sở hạ tầng tồi tệ và những cỗ máy diesel kém hiệu quả - thực sự đáng lo ngại khi nhu cầu về củi đốt liên tục tăng.

 

Cho đến nay, hãy có những dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp dệt may Campuchia, sau một thập kỉ nỗ lực cải thiện điều kiện lao động, giờ bắt đầu quan tâm đến các vấn đề môi trường.

 

Albert Tan, PCT Suntex, doanh nghiệp dệt may SingaporePhnom Penh, chia sẻ: công ty đã mời một đội kĩ sư từ Malaysia để tư vấn cách tiết kiệm năng lượng. Mr Tan nói rằng, lãng phí ít nguyên liệu sẽ làm giảm lượng gỗ cần sử dụng, qua đó giảm sự phụ thuộc vào những cỗ máy chạy dầu diesel trong trường hợp mất điện – hiện tượng thường gặp ở Campuchia.

 

Theo Mr Tan, “Cho đến nay chúng tôi chưa thu được nhiều thành tựu nổi bật, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục nhằm làm công ty trở nên thân thiện hơn với môi trường”.

 

Trọng Nhân (theo NYT)