Từ trước đến nay, bóng đèn sợi đốt được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ vì sự phổ biến, khả năng chiếu sáng cao và giá rẻ, mặc dù nó tiêu tốn nhiều điện năng.Với kế hoạch khổng lồ “Cơ chế phát triển sạch” (CDM), Ấn Độ đang chuẩn bị tiến hành thay thế 400.000 bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang compact nhằm tiết kiệm 6.000 MW điện hàng năm.
Thông qua Cơ chế phát triển sạch (CDM), chính phủ Ấn Độ đang
tiến hành thay thế hàng trăm nghìn bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh quang
compact nhằm giải phát thải CO2 và tiết kiệm điện.
Với kế hoạch khổng lồ “Cơ chế phát triển sạch” (CDM), Ấn Độ
đang chuẩn bị tiến hành thay thế 400.000 bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn huỳnh
quang compact nhằm tiết kiệm 6.000 MW điện hàng năm.
Từ trước đến nay, bóng đèn sợi đốt được sử dụng rộng rãi ở
Ấn Độ vì sự phổ biến, khả năng chiếu sáng cao và giá rẻ, mặc dù nó tiêu tốn
nhiều điện năng.
Ngược lại, bóng đèn huỳnh quang compact (CFL) có hiệu suất sử dụng điện cao và
tiết kiệm, nhưng chi phí lại cao hơn. Giá cả là nhân tố chính hạn chế sự phát
triển của bóng đèn CFL ở Ấn Độ.
Thay thế bóng đèn sợi đốt bằng bóng huỳnh
quang compact sẽ
giúp Ấn Độ tiết kiệm hàng nghìn MW điện.
Chính phủ Ấn Độ đã phối hợp với các công ty phân phối điện cũng như các nhà đầu
tư cá nhân nhằm thực hiện một chương trình điện năng mang tên Bachat Lamp
Yojna.
Mục tiêu của chương trình là, các công ty phân phối điện sẽ lựa chọn các nhà
đầu tư cá nhân để mua đèn CFL theo giá thị trường.
Loại đèn sợi đốt hiện tại sẽ bị thay thế bởi đèn CFL nhằm giảm sự phát thải các
bon. Đổi lại, các nhà đầu tư nhận được các chứng chỉ giảm phát thải thông qua
cơ chế CDM. Từ đó, họ có thể bán nó cho các công ty ở các nước đang phát triển,
nơi mà họ không đạt được lượng phát thải cho phép.
Dự án Bachat Lamp Yojana là một phần trong Kế hoạch hành động quốc gia về
biến đổi khí hậu của Ấn Độ. Mục tiêu chính là tăng cường sử dụng điện năng hiệu
quả và giảm thải khí CO2. Ấn Độ tuyên bố dự định giảm mức thải CO2 khoảng 20-25
% cho đến năm 2020.
Hiện nay, khoảng 70% lượng điện năng sản xuất ở Ấn Độ là từ các nhà máy nhiệt
điện sử dụng than. Như vậy, với 6.000 MW tiết kiệm tương đương với 4.200 MW
không cần tạo ra từ than.
Chính phủ Ấn Độ tin rằng, nếu kế hoạch được thực hiện đúng tiến trình, lượng
phát thải CO2 sẽ phát thải đáng kể, đặc biệt là trong khu vực năng lượng.
Ông Mạch Đình Khoa, Giám đốc Phát triển Chiến lược Kinh doanh và Hoạt động Thương mại của Schneider Electric cho rằng, việc tiết kiệm năng lượng không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp Việt Nam duy trì lợi thế cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu này, cần có những giải pháp thiết thực, sự đồng hành của Chính phủ và sự quyết tâm từ chính các doanh nghiệp.
Mười cửa hàng trong chuỗi siêu thị nổi tiếng tại nước Anh - Morrisons sẽ tăng nhiệt độ tủ đông từ -18oC lên -15oC. Đây được cho là nỗ lực thay đổi trước áp lực phải cải tiến từ tiêu chuẩn nền công nghiệp đã tồn tại lâu năm.
Trong nhiều năm qua, Điện lực Cẩm Khê (PC Phú Thọ) đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền tiết kiệm điện tới các khách hàng sử dụng điện, hướng tới việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ khách hàng trên địa bàn toàn huyện ngày càng tốt hơn.
Các tấm pin mặt trời một chiều có công suất 64Kw tại Buder và Julia Davis dự kiến sẽ tạo ra 161.940 kWh trong năm đầu tiên sản xuất, giúp tiết kiệm hơn 18.700 đô la mỗi năm.
Chi phí điện tăng cao gây ra mối đe dọa đến lợi nhuận của các nhà máy bia, nơi năng lượng thường là khoản chi phí hoạt động hàng đầu (OpEx). Công nghệ hiện đại đến từ ABB góp phần giảm mức tiêu hao năng lượng, nâng cao hiệu suất quy trình và giảm chi phí bảo trì.