Máy Z-Machine có thể sẽ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng thiếu năng lượng của thế giới. Thiết bị đặc biệt này có thể phát ra khoảng 290 teraoát/giờ (bằng 1.012 Wh), gấp 80 lần công suất phát điện của thế giới hiện nay.
Máy Z-Machine có thể sẽ là giải pháp cho cuộc khủng hoảng
thiếu năng lượng của thế giới. Thiết bị đặc biệt này có thể phát ra khoảng 290
teraoát/giờ (bằng 1.012 Wh), gấp 80 lần công suất phát điện của thế giới hiện
nay.
Được đặt tại phòng thí nghiệm Sandia ở sa mạc New-Mexico
(Mỹ), thiết bị Z-Machine chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu các phản ứng nhiệt
hạch như theo dõi và kiểm tra quá trình nổ của bom hyđrô. Nhưng hiện nay các
nhà khoa học đang nghiên cứu để biến thiết bị này trở thành một cỗ máy phát
điện khổng lồ.
Khi khoạt động, Z-Machine sẽ đồng thời
phát ra 36 tia xung động và phóng
thích ra năng lượng tương đương 50 tỷ oát
Quá trình này tạo ra điện cũng tương tự như quá trình sản xuất điện từ hạt
nhân, nhưng nguyên liệu chủ yếu là hyđrô được điều chế từ nước nặng. Tuy nhiên,
với công nghệ hiện nay các nhà nghiên cứu đang gặp khó khăn trong việc kiểm
soát các phản ứng.
Khi khoạt động, máy Z-Machine sẽ đồng thời phát ra 36 tia xung động và phóng
thích ra năng lượng tương đương 50 tỷ oát, sau đó năng lượng này sẽ được sử
dụng để đốt cháy các sợi thép hình trụ (nhỏ hơn sợi tóc) trong một thiết bị đặc
biệt. Khi các dây kim loại được đốt nóng, nhiệt độ có thể đạt tới 3,5 tỷ độ C.
Máy Z-Machine, có đường kính 30m và chiều
cao 6m
Máy Z-Machine, có đường kính 30m và chiều cao 6m, có khả năng phát những xung
động điện cực mạnh đi qua sợi tungsten với tốc độ khoảng 4.800 km/giây. Kết
thúc quá trình này sẽ tạo ra một năng lượng cực lớn, tuy nhiên năng lượng này
chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Lượng điện này được ước tính chỉ đủ để
cũng cấp cho nhu cầu sử dụng điện của 100 ngôi nhà trong vòng 2 phút.
Vì thế vấn đề đặt ra hiện tại với các nhà khoa học là cần phải nghiên cứu làm
sao khống chế được các chuỗi phản ứng nhằm tạo ra được một nguồn năng lượng
liên tục và ổn định. Nếu vấn đề này được giải quyết thành công, chúng ta có thể
xây dựng những nhà máy hạt nhân nhỏ hơn và ít tốn kém hơn nhưng lại có hiệu quả
hơn rất nhiều.
Bài viết này giới thiệu một số cải tiến đáng kỳ vọng trong công nghệ tiết kiệm năng lượng, nhấn mạnh tiềm năng chuyển đổi tiêu thụ năng lượng và giảm tác động đến môi trường.
LG Electronics Việt Nam vừa ra mắt dải sản phẩm điều hòa LG DUALCOOLTM AI Air với cải tiến từ thiết kế đến công năng. Với khả năng “Hiểu thấu, mát sâu”, dải sản phẩm được tích hợp AI, chế độ tiết kiệm năng lượng chủ động và quy trình chăm sóc không khí toàn diện, mang đến làn gió mát lành êm dịu, tùy chỉnh tối ưu theo từng người dùng.
Sử dụng điện năng lượng mặt trời (ĐNLMT) mang lại lợi ích kinh tế, tiết kiệm chi phí tiền điện cho doanh nghiệp, hộ gia đình, góp phần giảm áp lực phụ tải lưới điện cho ngành điện; đồng thời, tạo ra nguồn năng lượng xanh, sạch và bảo vệ môi trường.
Ngày 26/11/2024, Công ty Điện lực Quảng Trị phối hợp với Sở Công Thương tổ chức Tổng kết công tác tiết kiệm điện và phong trào thi đua “Hộ gia đình tiết kiệm điện” năm 2024. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo Sở Công Thương, Công ty Điện lực Quảng Trị và các khách hàng đạt giải.
Các công trình xây dựng, nhà ở thường có tuổi thọ kéo dài từ 50–100 năm. Vì vậy nếu được ứng dụng các giải pháp công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng từ khâu xây dựng cho đến quá trình quản lý, vận hành sẽ giúp giảm lượng lớn chi phí cho nhà đầu tư.
Tin liên quan
Với sự bùng nổ của các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhu cầu về các hệ thống Nhiệt - Lạnh và Điều hòa không khí có hiệu suất cao và đạt hiệu quả năng lượng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.