Thứ bảy, 02/11/2024 | 09:19 GMT+7
Theo báo cáo thường niên của Cơ quan Thông tin Năng lượng, tới năm 2025, nhu cầu năng lượng của Mỹ dự kiến tăng 35%. Năng lượng tái tạo, tính cả thủy điện, sẽ đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề năng lượng tương lai và các nhu cầu việc làm của quốc gia này. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng, đảm bảo an ninh năng lượng, Chính phủ Mỹ đã có nhiều chính sách năng lượng mạnh trong đó tiết kiệm được ưu tiên hàng đầu.
Là một nước đi đầu trong khu vực châu Âu, Mỹ luôn là quốc gia tiên phong thực hiện các chính sách mới nhằm chấn hưng nền kinh tế như phát triển năng lượng, phát triển kinh tế xanh, thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng, tái tạo năng lượng, bảo vệ môi trường. Theo kế hoạch, đến năm 2025, 25% phát điện của Mỹ sẽ đến từ các nguồn năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Chính Phủ Mỹ đã hướng tới việc kêu gọi cắt giảm mức tiêu thụ điện năng trong nước.
Nhiều chính sách mạnh
Bộ Năng lượng Mỹ dự tính, đến năm 2020 nhu cầu điện trung bình sẽ giảm 15%. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu trong kế hoạch tiết kiệm năng lượng của đất nước này. Đến năm 2030, mục tiêu đặt ra là tiết kiệm 130 tỉ USD cho chi phí năng lượng và cắt giảm 5 tỉ tấn Co2 thải ra môi trường.
Sản xuất điện, ô tô và công nghiệp hóa dầu là 3 ngành tiêu thụ năng lượng lớn ở Mỹ. Chính vì thế, các chính sách tiết kiệm năng lượng tập trung chủ yếu ở 3 ngành này.
Ở ngành điện, Mỹ chủ trương giảm sản xuất điện băng dầu mỏ và tăng sản xuất điện bằng những nguồn năng lượng khác. Do vậy, sản xuất điện bằng khí tự nhiên (điện gió và điện mặt trời) ở Mỹ ngày càng giữ vai trò quan trọng bởi Mỹ có trữ lượng khí tự nhiên phong phú, nguồn cung có thể đáp ứng nhu cầu trong nước. Theo đánh giá của Bộ năng lượng Mỹ, những năm gần đây hầu hết nhu cầu tiêu thụ điện năng gia tăng ở quốc gia này đều được đáp ứng bằng khí tự nhiên, lượng rất ít còn lại được cung cấp bằng điện từ dầu mỏ.
Bên cạnh đó, sự trở lại của thủy điện cũng góp phần tích cực trong việc đáp ứng nguồn cung điện của Mỹ. Ngày nay thủy điện cung cấp khoảng 10% sản lượng điện của quốc gia này.
Ngoài ra, sản xuất điện bằng hạt nhân ở Mỹ cũng phát triển mạnh mẽ. Nhiều bang của Mỹ có sản lượng điện hạt nhân chiếm 2/3 sản xuất ngành điện.
Đối với ngành sản xuất ô tô, ngay từ những năm 1990 Chính Phủ
Mỹ đã ban sắc lệnh nhằm giảm mức tiêu thụ xăng dầu, cụ thể, giảm mức tiêu thụ
nhiên liệu trên mỗi đầu ô tô xuống 20% bằng cách cải tiến động cơ và quy mô xe;
kêu gọi người dân sử dụng các phương tiện công cộng; khuyến khích phát triển
công nghệ sử dụng năng lượng mới để chạy động cơ.
Với khoảng 17 triệu phương tiện được bán ra hàng năm và mức độ đi lại ngày càng nhiều, lượng xăng tiêu hao ngày càng lớn, chính vì thế, Chính phủ Mỹ tăng cường khuyến khích sử dụng nhiên liệu gas cho xe hơi, giảm bớt gánh nặng tiêu thụ dầu mỏ.
Đặc biệt, trong thời gian tới, động cơ ô tô chạy cả bằng điện và xăng sẽ là lựa chọn tốt nhất góp phần tiết kiệm khối lượng lớn nhiên liệu xăng.
Những bước đột phá
Dưới thời của Tổng Thống Barack Obama, chính sách năng lượng cuả Mỹ có thêm nhiều bước đột phát vượt bậc. Tổng thống Obama đã đưa chính sách về năng lượng lên thành chính sách ưu tiên trong các chính sách sửa đổi.
Chính Phủ Mỹ chủ động đưa ra một loạt biện pháp như: đầu tư 80 tỉ USD cho các chương trình sản xuất năng lượng tái tạo nhằm cứu vãn nền kinh tế vốn phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu chứa Cacbon của Mỹ. Yêu cầu các công ty kinh doanh năng lượng đang dựa vào nguồn năng lượng hóa thạch như than phải thay thế ¼ sản lượng điện từ nguồn nguyên liệu tái tạo. Theo chính sách năng lượng mới của Mỹ, đến năm 2012, 10 % điện năng của Mỹ phải sử dụng từ nguồn năng lượng tái tạo và phát triển năng lượng hạt nhân. Hiện tại, năng lượng điện hạt nhân của Mỹ chiếm 70% tổng lượng điện phi Cacbon.
Theo như chính sách mới của Obama, Chính phủ nước này sẽ
dùng 50 tỉ USD cho kế hoạch phát triển và mở rộng tái sản xuất năng lượng. Mục
tiêu là thông qua kế hoạch làm sạch năng lượng và phát triển kế hoạch tái sản
xuất năng lượng, trong vòng 10 năm nữa, có thể kiến tạo thêm 460 nghìn cơ hội
việc làm cho thị trường Mỹ.
Trong đó,14 tỷ USD dùng trong dự án tái tạo năng lượng, 4,5 tỷ USD dùng vào việc cải tạo hệ thống điện thông minh; 6,4 tỷ USD dùng cho dự án làm sạch năng lượng và 5 tỷ USD dùng để cải thiện hệ thống điện gia đình. Tại thời điểm hiện tại nước Mỹ rất quan tâm đến việc phát triển năng lượng tái sinh, tiết kiệm năng lượng và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Đối với ngành sản xuất và sử dụng ô tô, chính sách mới chỉ rõ, cần thương mại hóa các loại xe chạy bằng động cơ nạp điện hỗ hợp, thúc đẩy mở rộng quy mô thương mại, năng lượng tái sinh đồng thời phát triển nhiên liệu sinh học. Mỗi năm Chính phủ Mỹ sẽ nâng tiêu chuẩn hiệu suất kinh tế xe hơi lên 4%. Từ 8/2009, Tổng thống Obama đã công bố gói đầu tư 2,4 tỉ USD cho chương trình phát triển ngành xe hơi thế hệ mới chạy điện. Dự tính, đến năm 2015 sẽ có khoảng 1 triệu chiếc xe hơi chạy bằng động cơ nạp điện hỗn hợp được sử dụng tại Mỹ.
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ tin rằng, những cải biến mạnh
mẽ trong chính sách của Mỹ nói chung và chính sách năng lượng nói riêng sẽ là động
lực tạo sức bật cho nền kinh tế của đất nước này. Tuy vậy, những chính sách mới
cũng còn nhiều vấn đề lớn phải đối mặt.
Hùng Linh