Thứ tư, 06/11/2024 | 12:28 GMT+7

Mẹo tiết kiệm điện khi dùng đồ gia dụng

25/11/2009

Chị Hoa ở Mai Dịch, Hà Nội phát hiện tủ lạnh nhà mình không lạnh, bật số to cũng chỉ mát thoang thoảng. Liền một tháng, tiền điện tăng vọt. Khi đưa ra thợ khám, chị mới biết gas tủ lạnh đã gần hết do sử dụng 7 năm chưa bảo dưỡng.

Việc không bảo dưỡng tủ lạnh sau thời gian dùng quá lâu khiến tủ chạy rất kém hoặc hư hỏng là lỗi phổ biến của nhiều gia đình.

Ông Hoàng Dương Hùng, Phó chủ nhiệm khoa Nhiệt Điện Lạnh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng cho biết, thường thì sau 1-2 năm dùng tủ lạnh, phải kiểm tra lại bộ phận gas, nếu thiếu phải bổ sung ngay. Gioăng cửa cũng phải kín thì tủ mới hoạt động tốt, gioăng hở làm thất thoát điện rất lớn.

Tủ lạnh hiện có hai loại, loại có ngăn để đá riêng và loại dùng chung. Với loại có ngăn đá riêng, việc sử dụng thuận tiện và dễ điều chỉnh nhiệt độ hơn. Theo ông Hùng, với tủ lạnh thế hệ mới, thường thì nhà sản xuất đã tự động để nhiệt độ lạnh trung bình, người dùng không cần điều chỉnh bằng tay. Chỉ trong trường hợp cần dùng gấp hoặc thiết bị nhập ngoại không phù hợp với điều kiện Việt Nam, bạn mới cần điều chỉnh thủ công.

Với loại tủ cũ không có ngăn đá riêng, cũng chỉ nên để độ lạnh mức trung bình. Khi cần làm đá cứng mới để lạnh hơn. Ngoài ra, bạn còn phải lưu ý chống hiện tượng tổn thất nhiệt do chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài. Nếu độ chênh càng lớn thì tổn thất càng lớn.

Các lưu ý khác với tủ lạnh:

- Tủ lạnh phải để nơi thoáng mát. Phía sau tủ là hệ thống giàn ngưng tụ (giàn nóng), nên phải đặt cách tường ít nhất 25 cm, nơi thoáng mát. Nếu sau tủ có nắng chiếu vào thì tủ sẽ phải chạy quá tải, gây tổn thất lớn và dễ hư hỏng.

- Ngay cả khi trong tủ không có đồ trong thời gian ngắn, bạn vẫn phải chạy liên tục để chống tổn hao điện.

- Để sử dụng tủ lạnh bền nhất, bạn nên sử dụng tối đa công suất. Khi mở tủ lấy đồ, nên nhanh chóng đóng lại ngay bởi mở lâu sẽ làm hơi lạnh thoát ra ngoài, tổn thất lớn.

Các lưu ý với điều hoà


id="_x0000_t75" coordsize="21600,21600" o:spt="75" o:preferrelative="t"
path="m@4@5l@4@11@9@11@9@5xe" filled="f" stroked="f">



















<!--[if !vml]--><!--[endif]-->- Với phòng ngủ, không nên để nhiệt độ quá lạnh (nhiều người thích để ở 16-18 độ C), vì khác biệt quá xa so với thân nhiệt của người, vừa gây hại cho sức khoẻ, vừa gây tốn điện lớn. Tốt nhất chỉ ở 23-25 độ C.

- Không nên để TV, máy tính và những thiết bị sinh nhiệt khác trong phòng điều hoà, vì nó sẽ phải làm việc vất vả hơn để tạo mát. Phòng có các thiết bị này nên để ở mức trung bình, từ 27-28 độ C.

- Nếu mặt ngoài của điều hoà có hiện tượng đọng sương, tức là bạn đã để nhiệt độ quá lạnh, hoặc hệ thống bảo ôn (cách nhiệt) của máy không tốt.

- Nên lắp điều hoà ở trên cao để không khí lạnh nặng hơn toả xuống dưới. Nhiều hộ lắp điều hoà ở chân tường, khiến cho dưới sàn nhà thì mát còn trên đầu thì nóng.

- Với cửa phòng có lắp điều hoà, tốt nhất phải có gioăng cao su. Nếu khe cửa nhìn thấy được thì có nghĩa là tổn thất điện rất lớn.

Lưu ý với máy giặt

- Các loại máy giặt hiện nay thường có cả chức năng giặt, vắt và sấy. Thực chất công đoạn giặt tốn điện không đáng kể, mà tổn hao nhiều nhất là ở khâu vắt và sấy. Vì thế, nếu có thể, bạn chỉ nên dùng hai chức năng này trong mùa đông.

 

                                                                                                                                                                                                           (Nguồn: langson.vn)