Thứ bảy, 23/11/2024 | 20:02 GMT+7
Nỗ lực đối phó với biến đổi khí hậu bằng bẫy carbon dioxide hay chuyển sang sử dụng năng lượng nguyên tử sẽ không giải quyết được vấn đề ấm nóng toàn cầu, theo nghiên cứu được đưa ra gần đây trong Tạp chí Quốc tế về Ấm nóng Toàn cầu (Internal Journal of Global Warming).
Các tác giả của nghiên cứu, Bo Nordell và Bruno Gervet tại Đại học Công nghệ Lulea ở Thụy Điển đã tính toán tổng phát thải năng lượng từ đầu cách mạng công nghiệp những năm 1880 đến hiện tại.
Họ phát hiện ra rằng sử dụng sự tăng nhiệt độ không khí toàn cầu bình quân như một phép đo ấm nóng toàn cầu là một phương pháp đo lường biến đổi khí hậu không đầy đủ và các nhà khoa học phải tính đến tổng năng lượng trên trên mặt đất, các khối băng và đại dương nếu muốn lập mô hình biến đổi khí hậu chính xác.
Các nhà nghiên cứu đã tính toán được rằng năng lượng nhiệt tích lũy trong khí quyển tương đương với gần 6,6 phần trăm ấm nóng toàn cầu, trong khi lượng nhiệt còn lại được tích trong đất (31,5 phần trăm), trong băng tan chảy (33,4 phần trăm) và trong nước biển (28,5 phần trăm).
Họ chỉ ra rằng lượng phát thải nhiệt thực từ thời kỳ cách mạng công nghiệp khoảng năm 1880 tới thời hiện đại năm 2000 tương đương với khoảng ba phần tư nhiệt tích lũy trong thời kỳ đó.
Các kết quả tính toán của họ cho thấy biện pháp tốt nhất để đối phó với ấm nóng toàn cầu như giảm sự phụ thuộc của con người vào đốt nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các loại nhiên liệu có thể tái sinh như năng lượng gió và mặt trời sẽ giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu thảm khốc về lâu dài.
Nhưng những kết quả tính toán đó cũng cho thấy việc bẫy carbon dioxide được gọi là cô lập carbon dioxide và cất giữ nó sâu trong lòng đất hay dưới đáy biển sẽ có hiệu quả rất ít để đối phó với ấm nóng toàn cầu.
“Bởi vì sự phát thải nhiệt thực giải thích cho hầu hết ấm nóng toàn cầu, không có hay có ít lý do cho sự cô lập carbon”, Nordell giải thích, “Phát thải carbon dioxide tăng chỉ thể hiện hầu hết nhiệt được tạo ra như thế nào”.
Nhiệt “mất đi” chiếm 26 phần trăm là do hiệu ứng nhà kính, những thay đổi tự nhiên trong khí quyển hay do đánh giá thấp phát thải nhiệt thực tế, các nhà nghiên cứu nói. Những tính toán này thực sự khá thận trọng, và nhiệt “mất đi” có thể ít hơn nhiều.
Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra thiếu sót trong tranh luận về năng lượng nguyên tử. Mặc dù năng lượng nguyên tử không sản sinh phát thải carbon dioxide như đốt nhiên liệu hóa thạch, nhưng nó lại sản sinh ra lượng phát thải nhiệt gấp ba lần năng lượng điện nó tạo ra và vì vậy cũng góp phần gây ấm nóng toàn cầu nghiêm trọng, Nordell nói thêm.