Thứ tư, 06/11/2024 | 18:31 GMT+7
Thách thức các loại vi khuẩn
Loại đèn diệt khuẩn này, thực chất là sự kết hợp đèn LED và chất nano ô-xit titan. Tiến sĩ Khải, tác giả nghiên cứu sản phẩm cho biết, ở cực âm đèn LED (đi - ốt phát sáng) ông gắn thêm chất nano ô-xit titan, chất này có chức năng cung cấp ô-xy. Theo kết quả nghiên cứu, với loại đèn công suất 3W, trong một giây có thể cung cấp 10 triệu phân tử ô-xy/cm3. Lượng o-xy này có thể làm đứt mạch hữu cơ của các loại vi khuẩn, virus và tiêu diệt chúng.
Giải thích thêm về cơ chế diệt khuẩn từ loại đèn này, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Sung, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Hóa học (Viện KH - CN Việt Nam) cho rằng bản thân chất ô-xy không có khả năng diệt vi khuẩn, virus. Nhưng khi chất ô-xy gặp điện áp cao sẽ chuyển hóa ô-xy trong không khí thành chất ozon (O3). Chất ozon này có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu đều cho thấy chất ô-zôn cũng có tác dụng khử mùi, khử khói, làm sạch không khí.
Theo Tiến sĩ Khải, đây là loại đèn đầu tiên sản xuất tại Việt
“Bén duyên” với doanh nghiệp
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải cho biết ngoài tác dụng diệt khuẩn, đèn LED còn có thể có nhiều màu nhờ các chất huỳnh quang phát xạ ánh sáng. Vì vậy, có thể dùng vào mục đích trang trí, diệt mùi, diệt khuẩn.
Sản phẩm này được Tiến sĩ Khải áp dụng thử nghiệm tại nhiều địa phương như Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Yên, Bình Thuận… Ngoài ra đèn LED diệt khuẩn còn được thắp sáng tại một số trang trại nuôi gia cầm ở Vĩnh Phúc nhằm tiết kiệm điện và diệt khuẩn lạ.
Tháng 6/2007, ông Hoàng Minh Đức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất điện tử Thành
(Nguồn: Báo Đất Việt)