Chủ nhật, 24/11/2024 | 04:49 GMT+7

Bảo dưỡng công trình khí sinh học

26/10/2007

1.     Bảo dưỡng thiết bị khí sinh học

Đối với thiết bị KT31(kỹ thuật mới), việc bảo dưỡng chủ yếu là lấy bỏ váng và lắng cặn.

Khi váng hình thành quá dày, làm giảm sản lượng khí, cần được lấy bỏ đi. Ở những thiết bị vận hành kém cẩn thận nên láy váng mỗi năm một lần. Ở những thiết bị vận hành tốt có thể tới vài năm mới phải lấy bỏ váng.

Những chất lắng cặn ở đáy thiết bị tạo nên bởi các tạp chất như đất, cát, đá, gạch vỡ... Các chất lắng cặn làm giảm thể tích phân huỷ và có thể làm tắc lối vào, lối ra. Vì vậy, cần lấy ra khỏi thiết bị. Đối với những thiết bị có nạp nguyên liệu thực vật, việc lấy lắng căn được kết hợp với thay nguyên liệu thực vật đã phân huỷ bằng nguyên liệu mới

Tốt nhất việc lấy bỏ váng và lắng cặn nên làm trước mùa đông để chuẩn bị cho thiết bị hoạt động thuận lợi trong mùa đông.

1.     Bảo dưỡng hệ thống phân phối và sử dụng khí

a.   Xả nước đọng trong đường ống

Nếu đường ống được lắp đặt đúng kỹ thuật (có độ dốc hoặc có bộ phận thu nước đọng), thì nước đọng được tự động xả và không gây tắc đường ống.

Với những đường ống dẫn bằng chất dẻo mềm, thường có những chỗ võng và nước sẽ đọng lại ở đây. Vì vậy phải dốc ống để nước xả đi vài ngày một lần.

b.   Bảo dưỡng áp kế chữ U

Thường xuyên theo dõi và giữ cho mức nước khi áp suất không nằm ngang với vị trí số của thước chia.

Giữ cho nước trong áp kế có mầu sẫm để dễ thấy

c.   Bảo dưỡng bếp

Lau chùi, giữ cho bếp sạch sẽ

Thông các lỗ đốt, đảm bảo cho các lỗ không bị các vật bẩn bịt nhỏ lại

d.  Bảo dưỡng đèn

Sau lần sử dụng đầu tiên, phải chú ý tránh va chạm vì mạng bị ròn, dễ vỡ

Khi thay mạng mới, phải làm vệ sinh tổ ong, đầu vòi phun, bóng và chao đèn.

Tránh cầm tay không vào mạng cũ hoặc hít phải bụi mạng đã cháy, vì mạng có chất phóng xạ.

                                                                                                                                                              TS.Nguyễn Quang Khải