Do điện chiếm 80% trong các công đoạn sản xuất hydrogen xanh của các máy điện phân, nên nếu sử dụng năng lượng mặt trời (NLMT) sẽ giảm lượng điện tiêu thụ và giảm chi phí sản xuất, giúp đẩy nhanh việc sản xuất và ứng dụng hydrogen xanh trong tương lai.
Heliogen và Bloom Energy cho biết, việc kết hợp các công nghệ, gồm oxit rắn của Bloom và máy điện phân nhiệt độ cao, sản lượng hydrogen có thể tăng tới 45% so với công nghệ màng điện phân polymer nhiệt độ thấp truyền thống và máy điện phân kiềm.
Dây truyền sản xuất hydrogen xanh của Heliogen và Bloom Energy. Nguồn ảnh: https://www.environmentalleader.com/
Ngoài ra, công nghệ NLMT của Heliogen còn cho phép tạo ra hydrogen trong thời gian dài hơn, hoạt động gần như suốt ngày đêm nhờ NLMT được lưu trữ đầy đủ, nhờ đó giảm đáng kể chi phí sản xuất.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), việc sử dụng máy điện phân, sử dụng điện để tách nước thành hydrogen và oxy đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua, với khoảng 500 dự án đang trong giai đoạn phát triển. Còn theo dự báo của Hội đồng Hydro (HC) thì thị phần các dự án hydrogen hiện đang tăng nhanh, có thể đạt doanh thu trên 300 tỷ USD vào năm 2030.
Việc sử dụng hydrogen sẽ tăng từ mức hiện tại 115 triệu tấn lên đến 800 triệu tấn vào năm 2050, chiếm khoảng 20% nhu cầu năng lượng của thế giới.
Liên minh hydro xanh (GHC), tổ chức được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ thành lập gần đây cam kết sẽ phát triển 45 GW máy điện phân trong vòng 5 năm tới để giúp giảm chi phí sản xuất và ứng dụng nhanh hydrogen xanh để giảm tác động phát thải trong các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là trong sản xuất thép và giao thông vận tải.
Theo EVN