Thứ hai, 23/12/2024 | 08:04 GMT+7
Một hệ thống sản xuất năng lượng gió trên biển. Ảnh: Saferenvironment
Đầu tư tư nhân toàn cầu tương đối ổn định từ năm 2014 và đạt 111,6 tỷ USD trong năm 2015. Tuy nhiên, đầu tư cho năng lượng tái tạo trong năm 2015 đã cao hơn mức trung bình của 5 năm qua.
“Đầu tư cho năng lượng mặt trời tăng hơn 72% so với trung bình 5 năm vừa qua. Năng lượng tái tạo hút gần 2/3 các khoản đầu tư với sự tham gia của tư nhân” - báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho biết.
Theo tổ chức này, hiện Nam Phi và Morocco dẫn đầu về đầu tư cho năng lượng tái tạo tại châu Phi. Chile đứng đầu châu Mỹ trong khi Trung Quốc dẫn đầu châu Á. Tổng đầu tư vào năng lượng mặt trời và năng lượng gió bằng nhau - đều ở mức 9,4 tỷ USD. Đã có 2,9 tỷ USD được đầu tư cho các dự án thủy điện và 1,3 tỷ USD cho năng lượng địa nhiệt.
Hồi tháng tư, báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế về các xu hướng năng lượng điện cho thấy nguồn điện từ năng lượng gió đã gia tăng 77 terawatt/giờ kể từ năm 2014. Đây là mức tăng lớn nhất được cơ quan có trụ sở tại Paris này ghi nhận trong lịch sử. Được biết, phần lớn lượng điện gió gia tăng kể trên là từ các thành viên của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC).
Trong khi đó, các nguồn năng lượng thông thường giảm tới hơn tới 30% so với năm ngoái, còn 37,6 tỷ USD khi giá dầu thấp khiến nhiều doanh nghiệp giảm chi tiêu mới. Dù giá dầu tăng hơn 75% so với mức thấp nhất trong năm 2016, giá của nó vẫn chỉ bằng một nửa so với 2 năm trước.
Theo khoahocphattrien.vn