Thứ năm, 07/11/2024 | 11:45 GMT+7

Nhờ pin quang năng, tàu thám hiểm Sao Mộc của NASA lập kỷ lục

20/01/2016

Tàu vũ trụ không ngưới lái Juno của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA còn hơn 6 tháng nữa mới tới được sao Mộc nhưng đã lập được kỷ lục mới.

Vào 19 giờ (giờ GMT) ngày 13/1, tàu vũ trụ Juno đã trở thành con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời đi được quãng đường xa nhất (tính từ Trái Đất), khi nó cách Mặt Trời 493 dặm (tương đương 793 triệu km).

Juno là con tàu thám hiểm vũ trụ thứ chín đi vào Hệ Mặt Trời và là con tàu đầu tiên hoạt động hoàn toàn nhờ các tấm pin năng lượng mặt trời, thay vì máy phát điện hạt nhân.

Juno được phóng đi từ Căn cứ Không quân Cape Canaveral ngày 5/8/2011 và dự kiến sẽ tới Sao Mộc vào ngày 4/7.

Sau khi đáp xuống Sao Mộc, Juno sẽ thực hiện quỹ đạo bay hình elip xung quanh hành tinh khổng lồ này. Trong năm đầu tiên ở đó, nó sẽ bay quanh Sao Mộc 33 lần và cứ mỗi tuần thì lại bay gần vào 5.000 km.

Theo NASA, Juno sẽ có thể tiếp tục sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời trong nhiệm vụ 16 tháng của mình dù rằng khi đó, nó đã cách Mặt Trời 832 km.

Điều này là hoàn toàn có thể bởi hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên tàu vũ trụ này dài 9m, với 18.698 tấm pin quang năng được làm từ silicon cao cấp và Gali arsenua (hợp chất của gali và asen), có thể cung cấp tới 500 MW điện cho con tàu này.

Được chế tạo tại Lockheed-Martin, Juno sẽ sử dụng bộ tạo ảnh, quang phổ kế, plasma và các thiết bị dò hạt năng lượng, từ kế và các công cụ đo trọng lực để nghiên cứu bên trong Sao Mộc.

Mục tiêu của nhiệm vụ này là đo lượng nước và ammonia ở tầng khí quyển sâu, nhằm xác định xem liệu hành tinh này có lõi rắn hay không, đồng thời thu thập manh mối về nguồn gốc cũng như cấu trúc của Sao Mộc.

Ông Scott Bolton, trưởng nhóm nghiên cứu Juno thuộc Viện Nghiên Cứu Southwest (San Antonio) cho biết: "Juno là nhằm thúc đẩy công nghệ tiến tiến, giúp chúng ta tìm hiểu chính nguồn gốc của mình."

Chúng ta đang sử dụng mọi công nghệ mà chúng ta biết để vén màn mây che phủ Sao Mộc, phát lộ bí mật mà hành tinh này đang nắm giữ về lịch sử sơ khai của Hệ Mặt trời của chúng ta. Dường như đúng là Mặt Trời đang giúp chúng ta biết nguồn gốc của Sao Mộc và các hành tinh khác quay xung quanh nó".

Trước đó, tàu vũ trụ hoạt động bằng năng lượng mặt trời nắm giữ kỷ lục đi được xa nhất là Rosetta của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu ESA. Tháng 10/2012, nó đã đi quãng đường 792 triệu km để tiếp cận Sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

Linh Mai (theo Gizmag)