Thứ năm, 07/11/2024 | 12:30 GMT+7
Theo đó, PV Gas sẽ sử dụng nhà máy xử lý khí theo mô-đun của Honeywell UOP để tách khí hoá lỏng từ khí tự nhiên tại nhà máy Cà Mau. Nhà máy này sẽ được xây dựng và dự kiến đi vào sản xuất vào năm 2017. Công ty Posco Engineering Co., Ltd và Tổng CTCP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) là nhà thầu thiết kế, mua sắm, thi công xây lắp (EPC) cho dự án.
PV Gas là đơn vị thành viên thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) và là nhà cung cấp khí chính của Việt Nam. Hiện, PV Gas cung cấp khí tự nhiên để sản xuất gần 40 % sản lượng điện quốc gia và lượng sản xuất trong nước đáp ứng hơn 55 % nhu cầu khí hoá lỏng của Việt Nam.
Khí hoá lỏng được sử dụng làm nhiên liệu đốt, phục vụ giao thông vận tải, sản xuất chất dẻo và cao su tổng hợp. Hiện, nhu cầu tiêu thụ khí hoá lỏng trên toàn cầu ngày càng tăng nhanh do tính linh hoạt, lượng khí thải carbon thấp và tiết kiệm năng lượng. Tại khu vực châu Á, nhu cầu khí hoá lỏng dự kiến sẽ tăng khoảng 8,5 % mỗi năm cho tới năm 2020, theo báo cáo của công ty tư vấn IHS.
Là nhà thầu chính cung cấp các giải pháp tự động hoá tích hợp, Honeywell sẽ cung cấp thiết kế kỹ thuật tổng thể (front-end engineering and design – FEED) để thiết kế, cung cấp và lắp đặt hệ thống tự động hoá, đo đạc, kiểm soát, an toàn và an ninh cho các đơn vị xử lý khí và các trạm điều hành kho cảng. Phương pháp tiếp cận đồng nhất này chính là yếu tố quan trọng giúp dự án được triển khai một cách nhanh chóng và sớm đạt được các mục tiêu hoạt động và kinh doanh.
Ngọc Diệp