Thứ sáu, 22/11/2024 | 19:04 GMT+7

Hoài nghi khả năng thành công của chính sách năng lượng tái tạo tại Ấn Độ

02/09/2015

Liên tiếp những con số ấn tượng, những nỗ lực lớn lao trong công cuộc thực hiện các chính sách năng lượng mới được tạo ra khiến Ấn Độ là đề tài nóng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, thực tế phụ thuộc vào than đá khiến các tổ chức quốc tế hoài nghi về sự thành công của quốc gia này.

Liên tiếp những con số ấn tượng, những nỗ lực lớn lao trong công cuộc thực hiện các chính sách năng lượng mới được tạo ra khiến Ấn Độ là đề tài nóng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, thực tế phụ thuộc vào than đá khiến các tổ chức quốc tế hoài nghi về sự thành công của các chính sách năng lượng tái tạo tại Ấn Độ.  

Sân bay quốc tế Cochin Ấn Độ đã trở thành sân bay quốc tế đầu tiên sử dụng năng lượng mặt trời.

Những nhận định khả quan về thị trường năng lượng tái tạo

Theo Số Liệu Về Thị Trường Năng Lượng Tái Tạo của Ernst & Young, Ấn Độ đứng thứ 5 trong xếp hạng những thị trường năng lượng hấp dẫn nhất thế giới. Tại Hội Nghị Liên Hợp Quốc Về Biến Đổi Khí Hậu tại Paris vào năm 2014, những nỗ lực của Ấn Độ trong lĩnh vực năng lượng sạch cũng trở thành mối quan tâm hàng đầu.

Số liệu mới nhất từ Bộ Năng Lượng Mới Và Tái Tạo của Ấn Độ cho biết, Ấn Độ chủ trương sản xuất 4089 megawatt từ năm 2014-2015, tăng 8,5% so với con số 3770 megawatt đặt ra trước đó. Cuối tháng 6/2015, Ấn Độ đã đạt công suất 4 gigawatt từ sản xuất năng lượng điện mặt trời. Viện Quốc Gia Về Năng Lượng Mặt Trời nhận Định ấn Độ trở thành một quốc gia tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Đầu tư mạnh mẽ từ quốc tế

Rất nhiều tiền đầu tư được đổ vào công nghiệp năng lượng sạch tại Ấn Độ, từ chính phủ, các khu vực tư nhân và cả những quốc gia trên thế giới. Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ đã đầu tư 41 triệu USD để hỗ trợ những nghiên cứu và sáng kiến về khu vực năng lượng sạch tại Ấn Độ. Đây là hành động nằm trong cam kết hỗ trợ các dự án năng lượng sạch tại Ấn Độ của Hoa Kỳ trong chuyến thăm ngoại giao của Obama vào đầu năm 2015.

Những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đã đề ra 3 mục tiêu đột phá trong lĩnh vực năng lượng mặt trời:

-       - 40 GW năng lượng mặt trời từ các nhà máy năng lượng

-       - 40 GW năng lượng mặt trời từ các tấm pin năng lượng

-       - 20 GW năng lượng mặt trời từ các dự án cá nhân.

Chính vì đưa ra những con số quá ấn tượng mà nhiều người đã đặt ngược lại vấn đề về khả năng thành công của kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo của Ấn Độ. Nhiều bang tại Ấn Độ đã công bố những kế hoạch rất chi tiết cho sản xuất năng lượng mặt trời với rất nhiều nỗ lực nhưng về mặt khái quát vẫn còn khá mơ hồ. Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế WTO mới đây cho rằng chính sách năng lượng mặt trời của Ấn Độ không thống nhất với những chỉ tiêu quốc tế. Chính sách năng lượng được đề ra và ăn khớp với các tiêu chuẩn.

Một điều đáng chú ý nữa là trên thực tế, Ấn Độ đứng 3 trong xếp hạng các quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất, sau Mỹ và Trung Quốc.

Một thực tế khác là Ấn Độ vẫn đang phải phục thuộc vào năng lượng điện từ than đã. 400 nghìn là số người ở Ấn Độ phải sống thiếu điện và than đá là năng lượng duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu về điện của họ. Từ năm 2014, bên cạnh khối lượng khai thác trong nước, Ấn Độ luôn phải nhập khẩu than đá để ổn định nhu cầu dùng điện của người dân.

Vừa phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện khổng lồ trong nước, vừa phải làm cách mạng năng lượng mới và năng lượng tái tạo khiến những nỗ lực của Ấn Độ nhằm đạt được những con số mục tiêu ấn tượng như trên khiến quốc gia này gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều.

LêYến (Theo Forbes)