Thứ sáu, 22/11/2024 | 20:54 GMT+7
Năng lượng tái tạo từ những nhà mát năng lượng gió và mặt trời đầu tiên tại Nam Phi đã tạo ra hơn 309 triệu USD cho quốc gia trong 6 tháng đầu năm 2015.
Hội đồng nghiên cứu công nghiệp và khoa học CSIR cho biết “những lợi ích đầu tiên từ việc tiết kiệm năng lượng hóa thạch và dầu khí ước tính đạt 278 triệu USD. “Điều này là kết quả của việc 2TWh năng lượng gió và mặt trời đã thay thế nguồn điện năng từ than đá và dầu khí (số lượng điện năng từ các tuốc bin khí là 1,5 TWh và từ các trạm năng lượng từ than đá là 0,5 TWh).
Lời ích thứ hai, theo lời CSIR, chính là một khoản tiết khiệm khoảng gần 400 triệu USD từ việc hạn chế sử dụng “năng lượng không được phân phối”(là năng lượng được dự đoán sẽ không thể một mình cung đủ công suất và gặp thiết sót trong việc phân phối điện năng) nhờ vào những đóng góp từ phía các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió.”
Theo CSIR, những khoản tiết kiệm được lợi trực tiếp từ việc tránh những khoản thuế quan trả cho các nhà sản xuất năng lượng độc lập của những dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời đầu tiên. Được biết, con số phải trả cho các nhà sản xuất này từ năm tháng một tới tháng 6 năm 2015 là 309 triệu USD, đây cũng là con số tiết kiệm được cho nền kinh tế quốc dân nhờ vào những dự án năng lượng tái tạo.
“Chỉ tính riêng năng lượng gió, những dự án của loại năng lượng này mang lại lợi ích kinh tế cho Eskom, nhà sản xuất điện quốc gia Nam Phi, với con số 23 triệu USD, tiết kiện 116 triệu USD trong những khoản chi phí năng lượng khi chỉ phải chi trả khoảng 92 triệu USD cho những nhà sản xuất điện độc lập.
“Chi phí cho mỗi KWh của năng lượng tái tạo Nam Mỹ khoảng 0,06 USD cho năng lượng mặt trời và khoảng từ 0,45 USD 0 0,54 USD cho những dự án năng lượng gió. Điều này sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế từ những tích cực của năng lượng tái tạo, thậm chí dù hệ thống điện trong trương lai ít bó buộc hơn.”, theo Bischof – Niemz, người đứng đầu trung tâm năng lượng CSIR.
Theo thủ tướng Nam Phi, việc đầu tư cho khu vực tư trong lĩnh vực năng lượng của Nam Phi thông qua các chương trình cho khu vực sản xuất điện độc lập sẽ còn tiếp tục phát triển với hơn công suất sản xuất 17000 MWh từ năng lượng tái tạo, than đá, khí tự nhiên và sự hợp tác giữa các loại hình năng lượng cho tới năm 2022. Ngoài ra, Nam Mỹ cũng sẽ chạy những chương trình tìm kiếm một thế hệ những nhà máy năng lượng hạt nhân mới.
Nam Phi đang trải qua cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ năm 2008, khi Eskom, nhà cung cấp điện quốc gia, phải đấu tranh để đáp ứng nhu cầu. Những bước tiến mới trong lĩnh vực năng lượng này đanh chứng tỏ nỗ lực không hề nhỏ của nền kinh tế lớn nhất châu Phi này.
Yan Le (Theo Out-Law)