Thứ sáu, 22/11/2024 | 23:20 GMT+7
46.000 tấm pin mặt trời được lắp đặt gần khu vực chứa hàng hóa của sân bay Cochin sẽ khiến cho sân bay này “hoàn toàn không sử dụng tới điện năng”. Sáng kiến xanh này sẽ sản xuất từ 50.000- 60.000 đơn vị điện mỗi ngày và 25 năm tới, nó sẽ được hưởng lợi từ việc trồng 3 triệu cây xanh. Dự kiến trong 25 năm tới, 300.000 tấn carbon phát thải sẽ được cắt giảm, theo một tuyên bố của sân bay này.
“Khi chúng tôi nhận ra rằng chi phí điện năng đang tăng cao hơn, chúng tôi đã dự tính các khả năng. Sau đó ý tưởng về năng lượng xanh đã xuất hiện. Chúng tôi tiêu thụ 48.000 đơn vị điện (kWh) mỗi ngày. Vì vậy nếu chúng tôi có thể sản xuất được lượng điện tương ứng số đó, bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt các mô hình xanh và phát triển bền vững mà chúng tôi luôn theo đuổi, điều này sẽ truyền đi một thông điệp cho toàn thế giới. Hiện nay sân bay này đã trở thành sân bay đầu tiên trên thế giới hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời”, ông V.J.Kurian, Giám đốc Điều hành Sân bay Quốc tế Cochin cho biết.
Sân bay này lần đầu sử dụng các tấm pin năng lượng mặt trời là vào năm 2013, khi chúng được lắp đặt tại khu vực khối nhà Sảnh đón khách đến. Dự án đó đã được mở rộng, nhằm lắp đặt các tấm pin năng lượng trên quy mô rộng lớn hơn và cuối cùng kế hoạch lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời khổng lồ đã được thông qua. Công ty mẹ của sân bay này, Cochin International Airport Limited (CIAL) đã lên kế hoạch bán năng lượng sản xuất được cho công ty điện lực Bang Kerela. Sở dĩ có kế hoạch này là vì việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời là một phần của hệ thống kết nối lưới điện, chứ không có bất kỳ kho lưu trữ năng lượng nào, vì thế một mô đun ngân hàng điện đã được thành lập chung với công ty điện lực.
Mai Linh (theo Daily Mail)