Chủ nhật, 15/12/2024 | 05:52 GMT+7

Nữ hoàng Anh đã thực hiện TKNL tại Cung điện Hoàng gia như thế nào?

13/12/2014

Bà là người thường xuyên đi quanh Cung điện để tắt điện, và đã cho sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Ngay từ rất sớm, bà đã chọn cách tái chế lại các vật dụng, sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) cho chiếc Bentley mà mình hay đi nhất, và lắp cửa sổ 2 lớp kính ở mái nhà.

Đối với các vấn đề về môi trường, mà đặc biệt là biến đổi khí hậu, Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị tỏ ra đặc biệt quan tâm. Có rất nhiều bằng chứng chứng tỏ rằng, cá nhân bà là người rất có ý thức về biển đổi khí hậu, nhất là sự nóng lên toàn cầu.

Trong một bữa ăn trưa riêng ở Cung điện Buckingham với bà Julia Slingo, Khoa học gia trưởng của Cơ quan khí tượng Anh (MET) hồi tuần trước, Nữ hoàng đã nói về trận lũ lụt lớn chưa từng có tại Balmoral mùa hè này và "băn khoăn liệu có phải đó là bởi biến đổi khí hậu".

Trong cuốn sách mới đây của mình, ông Richard Branson, tỉ phú, người sáng lập tập đoàn Virgin, cũng viết rằng ông đã từng chứng kiến việc Nữ hoàng thảo luận rất hăng say với Tổng thống Mỹ Barack Obama về sự nóng lên toàn cầu trong suốt cả bữa tối.

Đây thực sự là mối quan tâm của nữ hoàng trong suốt một thời gian dài. Tháng 10/1997, bà đã nhắc tới vấn đề nóng lên toàn cầu trong bài phát biểu trước một hội nghị do Thủ tướng Vương quốc Anh khi đó chủ trì. Các chuyên gia về vấn đề này kín đáo theo dõi xem những lời nói của bà sẽ giúp được gì, còn các trợ lý bộ trưởng thì nói rằng họ "chờ đợi hành động "xanh" nào đó từ Nữ hoàng".

89b269bda_queen.jpg

Nữ hoàng Anh tại cung điện Hoàng gia

Một sự kiện xảy ra 7 năm sau đó là minh chứng rõ ràng nhất cho sự quan tâm tới môi trường một cách thực sự của Nữ hoàng. Tháng 11/2004, bà đã biến chuyến thăm cấp nhà nước tới Đức trở thành một cuộc gặp gỡ song phương cấp cao Anh - Đức ở Berlin về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Không những vậy, Nữ hoàng đã hành động để thể hiện rằng những gì bà quan tâm không phải chỉ là lời nói suông.

Bà là người thường xuyên đi quanh Cung điện để tắt điện, và đã cho sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Ngay từ rất sớm, bà đã chọn cách tái chế lại các vật dụng, sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) cho chiếc Bentley mà mình hay đi nhất, và lắp cửa sổ 2 lớp kính ở mái nhà.

Nữ hoàng Anh cũng cho lắp đặt các bốt điện và nhiệt kết hợp – giúp tăng đáng kể việc sử dụng năng lượng hiệu quả bằng cách sản xuất ra cả điện năng và nước nóng, đồng thời cho đặt "hà mã" tiết kiệm nước trong các bể chứa nước ở nhà vệ sinh của hoàng gia.

Và có vẻ như, Thái tử Charles, một trong những nhà vận động vì môi trường, chống nóng lên toàn cầu, nổi tiếng nhất và bền bỉ nhất thế giới, cũng được mẹ - Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị - lặng lẽ hậu thuẫn ở phía sau.

Lê My (Theo The Telegraph)