Chủ nhật, 24/11/2024 | 20:17 GMT+7
Thắp sáng đường phố hiện là một nguồn tiêu thụ điện năng lớn, chiếm khoảng 20% lượng điện tiêu thụ quốc gia. Mạng lưới đèn đường là nguyên nhân gây ra số lượng lớn khí thải các-bon. Trước tình trạng đó, một nhóm các nhà khoa học Đan Mạch đã đưa ra một thí nghiệm quy mô lớn ở vùng ngoại ô của thủ đô Copenhagen với hy vọng có thể cắt giảm một lượng lớn khí thải carbon, đồng thời tiết kiệm ngân sách cho chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
Hệ thống này gồm các đèn đường với ánh sáng LED, các cảm biến chuyển động và hệ thống điều khiển không dây. Kỹ thuật này cho phép giảm ánh sáng các đèn đường khi không có xe cộ và người qua lại. Tuy nhiên tầm nhìn của người điều khiển phương tiện vẫn luôn được đảm bảo để họ cảm thấy an toàn. Một số đèn đường được điều khiển bởi năng lượng mặt trời và năng lượng gió nhằm giảm lượng khí thải carbon.
Ông Kim Brostrom, Giám đốc kỹ thuật Dự án chiếu sáng ngoài trời DOLL, nói: “Chúng tôi đã cài đặt 290 cột đèn ở đoạn đường dài 9 km. Chúng tôi có 50 giải pháp và 10 hệ thống quản lý khác nhau. Ngoài ra còn có rất nhiều các cảm biến”.
Các cảm biến theo dõi mật độ giao thông, chất lượng không khí, tiếng ồn, điều kiện thời tiết và bức xạ tia cự tím nhằm xác định giải pháp tiết kiệm ánh sáng hợp lý nhất để giảm chi phí và khí thải mà vẫn đảm bảo nguồn sáng cần thiết.
Ông Peter Olivarius, Giám đốc quản lý công ty Focus Lighing A/S nói: “Ánh sáng có thể định nghĩa trên một mảnh giấy, nhưng khi bạn vào 1 thế giới thực thì bạn nhìn thấy nó được giải quyết bằng nhiều cách. Vì vậy, bạn phải cảm nhận đèn đường trên phố bằng mắt trước khi đưa ra quyết định đưa ra quyết định”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, dự án này đã khiến lượng tiêu thụ điện của vùng ngoại ô giảm 1/5 và sẽ có thể cắt giảm lượng khí thải các-bon từ ánh sáng đường phố lên đến đến 85%.
Chính quyền thành phố Copenhagen hiện đang theo dõi dự án này nhằm lựa chọn giải pháp có chi phí hiệu quả nhất triển khai trên toàn quốc trong nỗ lực trở thành phố không carbon vào năm 2025.
Theo VTV