Thứ bảy, 23/11/2024 | 00:37 GMT+7

Nguồn năng lượng mới cho Đông Nam Á

26/02/2014

Nhiều dự án xây dựng đập thủy điện ở một số nước Đông Nam Á bị hủy bỏ hoặc đình chỉ khi chính phủ các nước trong khu vực phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ vì tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu các nước phải tìm nguồn năng lượng thay thế.

Nhiều dự án xây dựng đập thủy điện ở một số nước Đông Nam Á bị hủy bỏ hoặc đình chỉ khi chính phủ các nước trong khu vực phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ vì tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội. Điều này đặt ra yêu cầu các nước phải tìm nguồn năng lượng thay thế.

0987f3017_bangui.jpg

Cánh đồng năng lượng gió ở Vịnh Bangui của Philippines. 
Giảm thủy điện

Tờ The Wall Street Journal số ra ngày 23-2 cho biết sự phản đối của người dân diễn ra khi tiềm năng thủy điện trong khu vực vẫn còn nhiều nhưng chưa được khai thác trong khi nhu cầu năng lượng đang tăng vọt. Tuy nhiên, sự phản đối này là có cơ sở khi trong mùa lũ vừa qua, nhiều vụ xả lũ đã gây thiệt hại đáng kể về tài sản và tính mạng của người dân. Mặt khác, việc xây dựng các đập thủy điện mang tính chất tự phát không theo một chiến lược nào và thiếu sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm vận hành an toàn cho các khu vực dân cư.

Ở Việt Nam, chính phủ hoãn kế hoạch xây dựng hơn 420 đập thủy điện nhỏ trong tháng 10-2013 vì lo ngại tính an toàn của các đập này. Campuchia cũng đang phải đối mặt với những vấn đề đập nước thủy điện bị cho là xây dựng kém chất lượng dẫn đến sự sụp đổ của đập. Tại Myanmar, dự án xây dựng một con đập lớn do Trung Quốc thầu xây dựng đã bị ngưng lại do có tác động xã hội và ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng mà dự án thủy điện này có thể gây ra.

Nhu cầu năng lượng của các nước Đông Nam Á đang ngày càng tăng với nhu cầu dự kiến sẽ tăng hơn 80% vào năm 2035. Theo Cơ quan năng lượng quốc tế, cần bổ sung khoảng 1.700 tỷ USD đầu tư để đáp ứng nhu cầu đó.

Tương lai của năng lượng tái tạo

“Gặp gỡ châu Á. Gặp gỡ tương lai của năng lượng tái tạo” là chủ đề của diễn đàn Thomas Lloyd về công nghệ sạch vừa diễn ra ở Frankfurt, Đức. Hơn 1.000 nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, quản lý tài sản, đại diện chính phủ và ngành công nghiệp tham dự diễn đàn tại trung tâm triển lãm Messe Frankfurt. Diễn đàn cho biết nhu cầu đầu tư vào quang điện và các loại năng lượng tái tạo khác ở các nước Đông Nam Á như Philippines đang tăng cao.

Phát biểu tại sự kiện này, Thượng nghị sĩ Philippines Edgardo Angara J. nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc nặng nề của đất nước ông vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và đóng góp vào việc tạo việc làm. Ông cũng chỉ ra nhu cầu năng lượng gia tăng nhanh chóng của Philippines và ước tính tiềm năng năng lượng tái tạo của nước này lên đến 150 - 250 GW.

Một thượng nghị sĩ khác của Philippines, Loren Legarda, người từng là nhà vận động chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai tại châu Á - Thái Bình Dương của LHQ, nói thêm rằng gia tăng đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt tại những nước bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như Philippines là điều cần thiết.

Thượng nghị sĩ Legarda nhấn mạnh rằng Philippines sẽ phải tính đến tác động thảm khốc trên một quy mô lớn của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế, an ninh lương thực và y tế công cộng. Vụ thu hoạch lúa có thể sẽ giảm 75 % vào cuối thế kỷ này, thu hẹp tổng sản phẩm quốc gia 3% và những căn bệnh như dịch tả, thương hàn và sốt xuất huyết lây lan sang thành dịch bệnh.

Trong bối cảnh đó, Philippines đã có khuôn khổ pháp lý cần thiết để gia tăng đầu tư vào quang điện và năng lượng tái tạo khác. Giờ là thời điểm để thực hiện một cách nghiêm ngặt các biện pháp tạo nguồn cung cấp năng lượng thân thiện với môi trường ở Philippines.

Thông qua vệ tinh trực tiếp, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton cũng đã kêu gọi tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á và các nơi khác.
 
Theo SGGP