Chủ nhật, 24/11/2024 | 09:34 GMT+7

Châu Phi: 1 tỉ người dân sống mà không có điện

27/09/2013

Bạn sẽ làm gì khi mặt trời lặn? Nếu bạn đang đọc bài báo này, tram phần trăm câu trả lời của bạn đó là bật điện lên.

Bạn sẽ làm gì khi mặt trời lặn? Nếu bạn đang đọc bài báo này, tram phần trăm câu trả lời của bạn đó là bật điện lên. Nhưng đối với 1.3 tỉ người trên thế giới đang sống một cuộc sống không có điện, bóng đối chính là sự thật. Không có điện cho trẻ em làm bài tập về nhà, không có điện để chạy tủ lạnh, bếp nấu hay lò vi sóng. Ánh sáng mà họ dùng hầu hết là các nguồn năng lượng mà con người đã biết đến từ hàng thế kỉ trước, đó là củi, than hoặc phân.

Kết quả là khói sinh ra gây nên ô nhiễm sinh lý hóa bên trong không khí làm hơn 3.5 triệu người chết mỗi năm. “Đối với chúng tôi, cuộc sống không dừng lại khi trời tối. Còn đối với 550 triệu người ở khu vực Châu Phi hạ Sahara và nhiều nơi khác trên toàn thế giới, cuộc sống của họ hầu như chấm dứt khi màn đêm buông xuống”, ông Michael Elliott, chủ tịch và giám đốc điều hành của tổ chức phát triển phi lợi nhuận ONE nói.

2db95c9fe_1500_bnewenergy_0916.jpg

Sự thiếu thốn điện năng như vậy còn được gọi là nghèo năng lượng. Đó cũng là một thách thức đối với sự phát triển và vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Sự nghèo nàn, đói kém, căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS, bệnh sốt rét là những nguyên nhân đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống con người.

Tệ hơn là không có điện dẫn đến nhiều khó khan, thiếu thốn khác: 90% trẻ em vùng Châu Phi hạ Sahara đến trường mà không có điện để dùng, điều đó đồng nghĩa với việc không có quạt, không điều hòa, không máy tính và không có ánh điện cho các lớp học buổi tối. Tốc độ phát triển kinh tế bị kìm hãm bởi 60% các doanh nghiệp Châu Phi đều dùng các nguồn năng lượng đó để hoạt động. Nghèo năng lượng thậm chí đã trở thành một vấn đề chính trị. 

May mắn thay, vấn đề này đang dần nhận được nhiều sự chú ý. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo về kế hoạch Năng Lượng Châu Phi của mình, hứa hẹn sẽ hỗ trợ 7 tỉ USD trong vòng năm năm tới để giúp mang điện đến với 20 triệu hộ gia đình ở các quốc gia Châu Phi như Ethiopia và Ghana.

Các tổ chức phát triển như ONE đã bắt đầu dành sự ưu tiên đối với vấn đề nghèo năng lượng, gắn nó vào các chương trình liên quan đến sức khỏe và kinh tế khác. “Ánh sáng ở nơi đã từng chỉ biết đến bóng tối. Năng lượng đó rất cần thiết để con người thoát khỏi sự đói nghèo,” tổng thống Obama nói với các học snh Bắc Phi vào tháng bảy vừa qua.

Khó khăn và thách thức

Tuy vậy, dự án vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong khi 1.7 tỉ người trên toàn thế giới đã được tiếp cận với điện năng từ năm 1990, tỉ lệ điện hóa ở những nước nghèo năng lượng vẫn còn chậm hơn tốc độ tăng trưởng dân số. Để riêng vùng Hạ Sahara, nơi sản lượng điện sản xuất bằng với Tây Ban Nha, đạt được mức tương đối thì phải đạt sản lượng điện mới vào khoảng 330 GW.

Ngân Hàng Thế Giới ước tính rằng sẽ cần đến 1 nghìn tỉ USD trong khoản đầu tư toàn cầu để xóa nghèo năng lượng cho đến năm 2030, nhiều gấp 2 lần những gì đang được chi tiêu vào thời điểm hiện tại. Thậm chí là mức đầu tư đó chỉ có thể đảm bảo những nghèo nhất có đủ điện để chạy một chiếc quạt điện, sạc một chiếc điện thoại di động và hai đèn huỳnh quang trong 5 giờ mỗi ngày.

Thực tế là đẩy lùi cái nghèo năng lượng đang xảy ra ở các nước Châu Phi không hề đơn giản hay dễ dàng, và nó có thể mang đến các vấn đề về môi trường. Các nước Châu Phi có khả năng lớn trong việc tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là đối với các vùng sâu vùng xa.

Nhưng với tốc độ tăng trưởng dân số nhanh nhất thế giới, các quốc gia này cần một nguồn điện ổn điện, được phân bổ theo mặng lưới và có thể phát triển ở các thành phố. Một vài nguồn sản xuất điện như sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch trong đó có cả than đá.

Kết quả là sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính, nhưng lượng khí carbon trung bình do Ethiopia thải ra chỉ ít hơn 1% so với lượng khí thải trung bình của nước Mỹ, do vậy mà người dân Châu Phi sẽ không cảm thấy tội lỗi nhiều. Còn đối với những người sống trong bóng tối đã lâu, cái giá nào để có điện năng để phục vụ cuộc sống cũng đều đáng cả.

Thanh Thảo - Theo Business.time.com