Thứ bảy, 23/11/2024 | 00:14 GMT+7

Xa lộ năng lượng mặt trời

11/04/2013

Những nguồn năng lượng hiện tại như than, khí đốt, dầu mỏ… đều cực kỳ tiêu hao và hoàn toàn không tốt cho môi trường.

Những nguồn năng lượng hiện tại như than, khí đốt, dầu mỏ… đều cực kỳ tiêu hao và hoàn toàn không tốt cho môi trường.

Tuy nhiên, những loại năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió dù “sạch” hơn lại được sử dung rất ít. Việc mở rộng quy mô sử dụng năng lượng sạch cũng đang đương đầu với những thử thách rất lớn.

Làm thế nào để  chúng ta sử dụng các loại năng lượng của tự nhiên một cách đầy đủ? Một trong các lựa chọn là công nghệ solar road - con đường năng lượng mặt trời.

77d2a6544_utahhighwaytrongbai.jpg
 
Một đoạn cao tốc chạy xuyên bang Utah, Mỹ

Lý thuyết của công nghệ này khá đơn giản, tận dụng nhiệt lượng tỏa ra từ các con đường cao tốc để tạo ra điện. Dẫn chứng rõ rệt nhất của ý tưởng này là trong một ngày nóng hừng hực, bạn thử đi bộ trên một đoạn đường nhựa, sẽ hình dung được mức độ hấp thụ năng lượng mặt trời và tỏa nhiệt của các con đường như thế nào.

Theo tờ Oilprice, các nhà khoa học tại Trường đại học bách khoa Worcester, bang Massachusetts, Mỹ, đã đề nghị chôn các ống nước bên dưới bề mặt đường.

Nhiệt hấp thụ bởi mặt đường sau đó sẽ đun nóng nước, và có thể được sử dụng để tạo ra điện.

Thêm một lợi ích khác, sự truyền nhiệt từ đường bộ sang nước cũng giúp làm mát bề mặt đường, kéo dài "tuổi thọ". 

Nước sôi đang được sử dung trong khá nhiều các ứng dụng năng lượng mặt trời hiện tại và ý tưởng này là một ý tưởng khoa học hoàn toàn nghiêm túc.

5fe9ea563_road_iht_system.jpg
 
Một ý tưởng Solar Road khác của Phòng Thí nghiệm nghiên cứu giao thông Toddington, Anh quốc. Tuy nhiên, với ý tưởng này, năng lượng mặt trời (mùa hè) chỉ được giữ lại để sưởi ấm đường (mùa đông), chứ không dùng để phát điện

Giáo sư Rajib Mallick, đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết các kết quả nghiên cứu là khá khả quan và đây có thể là một nguồn năng lượng tái tạo của tương lai.

Dù vậy, cũng không nên lạc quan sớm quá. Trước mắt, việc tìm nhà đầu tư cho một hệ thống chưa được thử nghiệm thực tế, tiềm năng lợi nhuận cũng không rõ, rất khó khăn. Một số nhà khoa học dè dặt khác chỉ ra rằng nước nóng dưới mặt đường có thể sẽ “không đủ nóng” để tạo ra các mức năng lượng cao.

Chưa kể, xét về mặt đầu tư, nếu công nghệ này được áp dụng, người ta sẽ phải kéo dài đáng kể các con đường cao tốc.

Dù sao thì ý tưởng như trên vẫn để ngỏ một khả năng công nghệ, nhất là khi Ngày Trái đất (22.4 - được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày quốc tế Trái đất từ năm 2009) đang cận kề.

 Thúy HằngTheo Guardian.