Thứ sáu, 29/03/2024 | 15:23 GMT+7

Thờ ơ với tiền tỷ

24/03/2013

Khảo sát mới đây của các cơ quan nghiên cứu cho thấy tiềm năng Việt Nam có thể tiết kiệm tới 2 tỷ USD mỗi năm từ năng lượng ở tất cả các ngành, lĩnh vực sử dụng năng lượng tại Việt Nam.

Khảo sát mới đây của các cơ quan nghiên cứu cho thấy tiềm năng Việt Nam có thể tiết kiệm tới 2 tỷ USD mỗi năm từ năng lượng ở tất cả các ngành, lĩnh vực sử dụng năng lượng tại Việt Nam.

Với công nghiệp xi măng tiềm năng tiết kiệm có thể lên tới 50%, công nghiệp gốm 35%, phát điện than 25%, chế biến thực phẩm 20%, các tòa nhà thương mại 25%. Nhưng hiện nhiều chủ doanh nghiệp vẫn đang thờ ơ trong việc tiết kiệm các khoản tiền tỷ này.

fc2d88e97_300658_400.jpg

Các siêu thị tiết kiệm được nhiều tỷ đồng từ đầu tư tiết kiệm điện.

Xem đại gia tiết kiệm điện

Kinh tế khó khăn nên việc quản lý hoạt động kinh doanh chặt chẽ đồng nghĩa doanh nghiệp tiết kiệm được những khoản tiền lên tới nhiều tỷ đồng từ những hành động đơn giản như tắt điện khi không sử dụng hoặc triển khai các giải pháp tiết kiệm điện mới.

Theo tính toán của các chuyên gia, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp, lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải là không nhỏ, kể cả khu vực sinh hoạt, hoạt động dịch vụ. Chi phí bỏ ra để tiết kiệm 1 kWh điện năng ít hơn nhiều so với chi phí đầu tư để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện.

Vì vậy, tiết kiệm năng lượng đang ngày càng trở thành mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp thuộc hàng “đại gia” tại Việt Nam.Mới đây nhất, Công ty Schneider Electric Việt Nam và Siêu thị Big C vừa ký hợp đồng hợp tác dự án năng lượng mặt trời trị giá hơn 11 tỷ đồng cho Big C Dĩ An - Bình Dương.

Cùng với các công nghệ xanh khác được áp dụng, Big C Dĩ An - Bình Dương sẽ tiết kiệm được 30% điện năng tiêu thụ so với các trung tâm thương mại thông thường, giúp giảm phát thải 150 tấn CO2/năm.

Theo đại diện Big C, là một nhà phân phối bán lẻ, kinh doanh trung tâm thương mại và đại siêu thị, các điểm bán của Big C đón hàng vạn lượt khách đến mua sắm mỗi ngày, lượng điện tiêu thụ tại Big C chiếm phần lớn trong các chi phí dịch vụ mua ngoài của siêu thị (khoảng 30%). Vì vậy, tiết kiệm điện năng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Big C.

Một khi thực hiện tiết kiệm được, Big C thực hiện cùng một lúc hai mục tiêu: Tiết kiệm chi phí, làm đòn bẩy cho chính sách “Giá rẻ cho mọi nhà” và từ đó bảo vệ hiệu quả hơn nữa sức mua của người tiêu dùng; Tiết kiệm năng lượng, nguồn tài nguyên có hạn của đất nước, góp phần cùng cộng đồng bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững.

Trường hợp tiết kiệm điển hình của doanh nghiệp hàng “đại gia” phải kể đến là Tổng công ty CP Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (Sabeco). Với sự hỗ trợ của Văn phòng Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm điện tại Nhà máy Bia Sài Gòn Nguyễn Chí Thanh đã tiết kiệm được 1,7 tỷ đồng nhờ thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện như điều chỉnh áp suất nước qua bộ trao đổi nhiệt của máy lạnh, điều chỉnh các van dù, vừa đảm bảo cung cấp đủ hơi nước vừa tiết kiệm dầu, bên cạnh đó, sử dụng điện trở đun nước nóng để thay hơi nóng xông CO2 lỏng thành khí tinh khiết cung cấp cho sản xuất vào ngày đầu tuần…

Mô hình thí điểm tại Công ty CP Bia Thanh Hoá, dự án được phối hợp giữa tổ chức NEDO Nhật Bản, Bộ Công Thương và ngành Bia Việt Nam, đã giúp công ty đã tiết kiệm được 3.386 tấn dầu quy đổi/năm, giảm lượng phát thải CO2 10.476 tấn/năm.

Không chỉ tiết kiệm từ việc giảm chi phí năng lượng, với lượng phát thải thu được khi đem bán tại thị trường phát thải CO2 theo Nghị định thư Kyoto, mỗi năm, công ty có thể thu được lợi ích kinh tế khoảng 400.000 USD (tương đương 8,4 tỷ đồng).

Theo thông tin từ các ngân hàng như Maritime Bank, Ocean Bank, ACB, Vietbank, trong quy chế quản lý của các đơn vị đều có những quy định buộc nhân viên phải tuân thủ quy định đều phải tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. Hệ thống điều hòa cũng được sử dụng hợp lý theo tình hình thời tiết và được khống chế ở mức độ nhất định. Những cách làm này

Theo tính toán của ông Jinsang Kim, Trung tâm Giáo dục năng lượng địa nhiệt (Hàn Quốc), chỉ với hành động đơn giản là tắt công tắc điện, công tắc máy tính văn phòng, các thiết bị điện khác mỗi khi rời văn phòng hoặc khi không sử dụng sẽ giúp doan nghiệp tiết kiệm được hàng trăm nghìn USD/năm.

Trung tâm đã tiến hành khảo sát tại một doanh nghiệp cỡ vừa sử dụng 26 máy tính để bàn, thiết bị điện xách tay với mức sử dụng 0,4kW/thiết bị. Hầu hết các thiết bị này đều không được tắt sau khi sử dụng xong. Thống kê cho thấy tổng mức thời gian sử dụng của 26 thiết bị điện này trong năm lên tới 8.000 giờ (trung bình hơn 21 tiếng/ngày).

Chỉ từ việc điều chỉnh lại quy định nhân viên phải tắt các thiết bị điện sau khi làm việc hoặc không sử dụng máy tính trong thời gian 20 phút, công ty đã tiết kiệm được khoản tiền lên tới 8.307,5 USD/năm (tương đương khoảng 175 triệu đồng/năm).

“Chỉ làm một phép tính bình quân, nếu nhân số tiền tiết kiệm này của một đơn vị với số doanh nghiệp trên toàn quốc thì có thể nhận thấy tiềm năng tiết kiệm từ việc bật tắt thiết bị sau khi không sử dụng lớn đến như thế nào. Nó sẽ lên tới hàng triệu USD/năm”, ông Jinsang nói.


 Theo Tiền Phong