Thứ sáu, 27/12/2024 | 02:23 GMT+7

10 thành phố "xanh" nhất thế giới

23/10/2012

Đi lại chủ yếu bằng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng hệ thống chiếu sáng thân thiện với môi trường, khí hậu trong lành, môi trường sống thân thiện… là đặc điểm chính của những thành phố “xanh” như Copenhagen, Curitiba hay Portland.

Đi lại chủ yếu bằng phương tiện giao thông công cộng, sử dụng hệ thống chiếu sáng thân thiện với môi trường, khí hậu trong lành, môi trường sống thân thiện… là đặc điểm chính của những thành phố “xanh” như Copenhagen, Curitiba hay Portland.

a744050f9_tp.jpg

1. Reykjavik, Iceland

Iceland nổi tiếng là quốc gia sống xanh nhất hành tinh, bởi thế không có gì ngạc nhiên khi thành phố thủ đô Reykjavik xinh đẹp của Băng Đảo này là thành phố xanh nhất thế giới. Chính quyền thành phố đang thực hiện các biện pháp sống xanh của mình một cách nghiêm túc và rất ấn tượng như sử dụng năng lượng từ thủy điện và địa nhiệt. Thêm vào đó, toàn bộ hệ thống giao thông của thành phố đều chạy bằng hidro.

2. Malmo, Thụy Điển

67fdad3cf_malmo_sweden.jpg

Sẽ thật tuyệt nếu tất cả chúng ta đều được sống và dạo bộ trong một thành phố toàn màu xanh của cỏ cây, hoa lá.Với một nỗ lực phát triển bền vững và thân thiện với môi trường, thành phố lớn thứ ba của Thụy Điển là Malmo, phía nam tỉnh Scania luôn sẵn sàng ứng dụng những thiết kế sinh thái nhằm đưa mình trở thành đô thị xanh kiểu mẫu trên thế giới.

3. Copenhagen, Đan Mạch

8795b34bb_copenhagen_denmark2.jpg

Copenhagen là một thủ đô nơi những công dân thành phố chấp hành hết sức nghiêm ngặt các quy định trong vấn đề bảo vệ môi trường. Người dân nơi đây sử dụng xe đạp làm phương tiện lưu thông là chính thay vì đi xe hơi.

04b4ce205_co2.jpg

Với những trang trại tận dụng năng lượng gió rộng lớn ngoài khơi các hòn đảo, “thủ đô nàng tiên cá” quả không “oan” khi nằm trong danh sách 10 thành phố xanh nhất thế giới này.

4. Vancouver, Canada

6ee0075db_vancouver_canada.jpg

90% năng lượng cung cấp cho toàn thành phố là năng lượng tái tạo như năng lượng gió, thủy triều, mặt trời và năng lượng sóng, thực hiện nghiêm túc kế hoạch 100 năm phát triển bền vững, cùng hơn 200 công viên sinh thái, không ai có thể nghi ngờ Vancouver, thành phố lớn nhất vùng British Columbia, là thành phố sống thân thiện với môi trường.

5. Bahia de Caraquez, Ecuador

28c8c3ed6_bahia_de_caraquez_ecuador.jpg

Bahia de Caraquez được mệnh danh là thiên đường cho khách du lịch sinh thái. Chính quyền thành phố, công dân hợp sức cùng các tổ chức phi chính phủ đã lên một kế hoạch “lột xác” cho thành phố sau thảm họa thiên tai trong những năm 1990. Hàng loạt các chương trình nhằm duy trì sự đa dạng sinh học, kiếm soát xói mòn và tận dụng các nguồn phân sinh hữu cơ đã được toàn thành phố thực hiện rất thành công.

6. Sydney, Australia

eea2f2ce0_sydney_australia.jpg

Là thành phố khởi đầu cho phong trào Giờ Trái đất và dẫn đầu trong chương trình thay hệ thống bóng đèn cũ tốn năng lượng bằng hệ thống chiếu sáng thân thiện với môi trường, đồng thời phát triển hiệu quả chương trình xử lý chất thải thực phẩm, Sydney - Thành phố của Quảng trường Xanh xứng đáng được các thành phố trên toàn thế giới phải học tập.

7. Bogota, Colombia

39e63229e_bogota_colombia.jpg

Thành phố nổi danh nhiều tội phạm ở Colombia này từ khi có vị Thị trưởng Enrique Penalosa (1955) lên nắm quyền đã hoàn toàn đổi khác. Với chủ trương “xanh hóa” thành phố, ông thực hiện hàng loạt các chương trình như tăng thuế sử dụng gas nhằm giảm mức tiêu thụ khí gas của người dân đồng thời khôi phục lại hơn 1.200 không gian sống xanh cho toàn thành phố, thiết lập tuyến xe bus cũng như mở rộng và tu sửa lại hệ thống vỉa hè nhằm khuyến khích người dân đi bộ nhiều hơn. Đây hẳn là cuộc cách mạng sống xanh rất khả thi của vị thị trưởng này.

8. Curitiba, Brazil

43ea35c1b_curitiba_brazil2.jpg

99% dân số của thành phố Curitiba hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hiện giờ của mình, bởi rất đông trong số họ (khoảng 70%) hoàn toàn sử dụng phương tiện công cộng nhằm phục vụ cho sự đi lại của mình. Hơn thế, chính quyền thành phố còn xây dựng không gian sống xanh với mật độ trung bình cứ 1 người dân có 54 m2 không gian xanh. Curitiba hẳn là một mô hình kiểu mẫu cho các đô thị lớn khác phải học hỏi theo.

78b9a4bf2_curitiba.jpg

9. London, Anh

a125836e1_london_england.jpg

Với mục tiêu trở thành thành phố sống xanh nhất hành tinh, chính quyền thành phố London đang thực hiện Chương trình hành động về Biến đổi khí hậu thông qua việc cắt giảm 60% lượng khí thải CO2 và tạo ra 25% năng lượng tự nhiên sử dụng trong vòng 20 năm tới, đồng thời khuyến khích người dân thủ đô sử dụng năng lượng dân dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nhất.

10. Portland, Mỹ

65380d8e4_portland_oregon_usa2.jpg

Từ một thành phố nằm thứ hai trong danh sách 'Những thành phố gây ô nhiễm nhiều nhất thế giới', thành phố Portland của bang Oregon lại là thành phố tiên phong cho kế hoạch giảm lượng khí thải CO2 và tạo ra rất nhiều sáng kiến xây dựng xanh cho toàn nước Mỹ.

2a4ac3355_po2.jpg

Việc chính quyền địa phương nỗ lực xây dựng các tuyến đường xe đạp và xe điện, song song với đó là khuyến khích người dân giảm lưu thông bằng xe hơi đã chứng minh cho quyết tâm gỡ bỏ vị trí á quân trên của Portland.

Theo Xaluan