Thứ bảy, 23/11/2024 | 06:05 GMT+7

Nguồn năng lượng tái tạo Việt Nam cần được khai thác

20/10/2012

Việt Nam là nguồn dồi dào cho các loại năng lượng tái tạo, bao gồm cả năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học, địa nhiệt và thủy điện – tất cả đều có khả năng cung cấp cho nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Việt Nam là nguồn dồi dào cho các loại năng lượng tái tạo, bao gồm cả năng lượng mặt trời, năng lượng gió, nhiên liệu sinh học, địa nhiệt và thủy điện – tất cả đều có khả năng cung cấp cho nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

946cd47bd_nltaitao2.jpg


Ông Nguyễn Đức Cường, giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch kêu gọi khai thác nhiều hơn các lợi thế môi trường, kinh tế và xã hội và sử dụng năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu trong nước.

Trong một báo cáo tại một hội thảo gần đây, việc sử dụng năng lượng trong tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam so với các quốc gia phát triển khác gần như cao hơn gấp đôi.

Sử dụng dầu tại Việt Nam đã tăng từ 4,2 triệu tấn trong năm 1990 lên 19,5 triệu tấn vào năm 2004, với tốc độ tăng trưởng thường niên 11,7 %. Điều này dự kiến sẽ làm cho quốc gia này trở thành nhà nhập khẩu năng lượng trong 3 năm tới, theo báo cáo.

Có nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả và sẵn có, Việt Nam sẽ được có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng nhanh thông qua các nguồn năng lương thay thế, theo các chuyên gia.

Hầu hết các khu vực của Việt Nam nằm tại vùng xích đạo nhiệt đới, tiếp nhận gần 2.500 giờ mặt trời mỗi năm. Đây là mức tương đương với giải phóng 44 triệu tấn dầu khi chuyển sang dạng năng lương.

Con số này dự kiến sẽ tăng dần về phương nam và là cơ sở tốt để phát triển kĩ thuật năng lượng mặt trời, theo Viện Năng lượng VIệt Nam.

Năng lượng gió cũng có thể đạt mức 713.000 MW, trong số đó 510.000 MW đến từ bờ biển và 200.000 MW từ ngoài khơi, theo dự đoán từ Cleantech Holland.

Là quốc gia nông nghiệp, Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng cho năng lượng sinh học, có thể đạt 2.500 megawatts công suất.

Với trên 300 nguồn địa nhiệt được tìm thấy, Việt Nam cũng có nhiều tiềm năng tạo ra hơn 300 MW năng lượng địa nhiệt, với vùng Trung Bộ là những địa điểm lí tưởng để khai thác.

Hơn thế, khoảng 320 MW điện có thể được tạo ra từ chất thải mỗi năm và 100 MW đến 200 MW thủy điện.

So với các quốc gia khác, các con số này còn nhỏ tương đối và chưa phản ánh đúng tiềm năng thực tế, theo ghi nhận của VIện Năng lượng Việt Nam. Theo đó, việc nghiên cứu và khai thác năng lượng tái tạo trong tương lai có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội, an toàn năng lượng và bảo vệ môi trường.

Cũng theo Viện Năng lượng hiện nay việc sử dụng năng lượng tái tạo tại Việt Nam chủ yếu là năng lượng sinh học thô để dành cho việc nấu nướng trong hộ gia đình.

Theo Ecoseed – AT, ITPC