Thứ bảy, 23/11/2024 | 21:55 GMT+7

Năng lượng “sạch” ngoài khơi

08/08/2012

Châu Âu và Châu Úc đều tin rằng năng lượng biển tái tạo là nguồn năng lượng của tương lai và có thể thay thế tới 50% năng lượng hóa thạch vào năm 2050.

Năng lượng biển hiện còn chưa được khai thác nhưng điều này sẽ sớm thay đổi khi các sáng kiến Âu-Úc vượt qua thành công giai đoạn thử nghiệm. Cả hai đối tác đều tin rằng năng lượng biển tái tạo là nguồn năng lượng của tương lai và có thể thay thế tới 50% năng lượng hóa thạch vào năm 2050.

Cả châu Âu và Úc đều tích cực dẫn đầu trong nghiên cứu, xây dựng và thử nghiệm các nguồn năng lượng mới sẵn có, giá rẻ và dễ bảo trì dựa trên cơ sở hiệu quả. Cách tiếp cận của hai bên rất khác nhau, nhưng cuối cùng sẽ bổ trợ lẫn nhau.

Năng lượng biển ở Úc

Úc đang thử nghiệm một mô hình bioWAVE và bioSTREAM, được thiết kế và xây dựng bởi BioPower Systems để tận dụng dòng hải lưu dưới sâu và các chuyển động sóng biển ngoài khơi để tạo ra năng lượng có thể truyền tải bằng một “xa lộ năng lượng” và đưa vào lưới điện hiện tại hay một hệ thống mới để qua đó phân phối tới người dùng.

667a6434c_nag_luong_bien.jpg

Cả hai mô hình này đều dựa vào dòng hải lưu và sóng dưới đáy biển để biến chúng thành năng lượng. Chúng có kích thước 15m cả chiều rộng và chiều cao, và dễ dàng lồng ghép vào sinh quyển mà không gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên của biển. Cả hai được thiết kế để tự động dẹp xuống đáy biển khi dòng nước trở nên quá mạnh, và tự phồng lên khi thủy triều và dòng nước ngầm trở lại bình thường.

Các mô hình này không gây cản trở cho hoạt động của tàu thuyền, và không gây chướng mắt do chìm sâu dưới nước. Các trại điện BioWAVE và bioSTREAM khi kết hợp lại sẽ có khả năng cung cấp điện cho 1,2 triệu hộ dân trong vài năm tới, và là một trong những nguồn năng lượng tự nhiên có triển vọng nhất cho tới nay.

Năng lượng biển ở Châu Âu

Châu Âu đã đi trước một số năm trong lĩnh vực năng lượng sạch và tái tạo, chủ yếu về điện mặt trời. Dự án FlanSea sử dụng năng lượng sóng biển ở Biển Bắc để phát điện đã được triển khai. Phương pháp này rất khác với mô hình của Úc và sẽ sử dụng chuyển động trên bề mặt thay vì các dòng nước dưới đáy biển.

Phương pháp này bao gồm các phao bán chìm neo ngoài khơi để thu nhận chuyển động tự nhiên của các con sóng lớn để tạo năng lượng bằng cách sử dụng các sợi cáp xoắn ốc dưới mặt biển có thể tự động xoắn vào hay nhả ra theo chuyển động của chiếc phao.

Sự kết hợp năng lượng gió ngoài khơi với năng lượng sóng biển là ý tưởng của lục địa Châu Âu và là bổ trợ cho nguồn năng lượng mặt trời hiện nay.

LM (Theo businessgreen.com)