Thứ tư, 27/11/2024 | 05:07 GMT+7

Nam Á và châu Phi tiếp cận năng lượng mặt trời giá rẻ

27/02/2012

Những người dân thu nhập thấp ở khu vực Nam Á và châu Phi sẽ có thể tiếp cận năng lượng mặt trời giá rẻ nhờ một sáng kiến mang tên Business Call to Action (BCtA) (tạm dịch là Kêu gọi doanh nghiệp hành động)

Những người dân thu nhập thấp ở khu vực Nam Á và châu Phi sẽ có thể tiếp cận năng lượng mặt trời giá rẻ nhờ một sáng kiến mang tên Business Call to Action (BCtA) (tạm dịch là Kêu gọi doanh nghiệp hành động), được hỗ trợ bởi Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nhằm khuyến khích khu vực tư nhân nỗ lực phát triển các mô hình kinh doanh vừa có hiệu quả kinh tế vừa có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chung.

ed7aa36ec_solarafrica.jpg

Được thực hiện bởi  công ty ToughStuff, nhà cung cấp năng lượng mặt trời ở nước Mauritius, dự án này sẽ mở rộng khả năng tiếp cận với  pin năng lượng mặt trời độ bền cao, chi phí thấp cho các nước nghèo ở châu Phi (gồm có Cộng hòa Bu-run-đi, Bờ biển Ngà, Cộng hòa dân chủ Công-gô,, Ê-thi-ô-pi-a, Malawi, Mali, Mô-giăm-bích, Nam Sudan, Zambia and Zimbabwe) và một số nước ở Nam Á (gồm có Băng-la-đét, Ấn Độ, Pakistan và Nepal).

Công ty ToughStuff ước tính những người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được 520 triệu USD nhờ chuyển từ sử dụng dầu hay nhiên liệu sinh khối sang năng lượng mặt trời. Tính tới năm 2016, dự án chuyển đổi này sẽ giúp ngăn chặn khoảng 1,2 triệu tấn khí thải gây hiệu ứng nhà kính không bay vào khí quyển. Công ty này sẽ đào tạo những người địa phương để có thể tăng cường phổ biến sản phẩm của mình.

Bà Susan Chaffin, giám đốc chương trình BCtA phát biểu: “Những công ty như ToughStuff đầu tư vào cộng đồng bằng việc cung cấp lựa chọn về năng lượng sạch hơn, lành mạnh hơn thông qua các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cam kết của công ty với cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển và cải thiện công bằng xã hội theo cách bền vững, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và cho môi trường.”

ToughStufff ủng hộ mục tiêu của chương trình Sustainable Energy for All initiative do Tổng thư ký Liên hiệp quốc, ông Ban Ki-moon phát động. Chương trình này hướng tới mục tiêu vào năm 2030 sẽ đảm bảo mọi người trên thế giới đều có thể tiếp cận với các dịch vụ năng lượng hiện đại, tăng gấp đôi tỷ lệ cải thiện hiệu suất năng lượng và tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng toàn cầu. Hiện nay, gần một nửa dân số thế giới không có khả năng tiếp cận với dịch vụ năng lượng hiện đại và gần một phần tư vẫn sống trong tình trạng không có điện.

Kim Anh (cleantechies.com)