Người Nga hiện chưa thành công trong việc tiết kiệm năng lượng sưởi ấm nhà ở. Việc dùng vật liệu xây dựng cách nhiệt đem lại hiệu quả nhưng đắt đỏ. Còn chính sách giá cả của ngành năng lượng thì chỉ làm hao thêm túi tiền của dân.Người Nga chi nhiều tiền cho việc sưởi ấm về mùa Đông
Cứ vào mùa Đông, hết năm này sang năm khác, người Nga lại tự hỏi: “Làm thế nào để giảm tiền điện, tiền khí đốt sưởi ấm?”. Cho đến nay câu trả lời vẫn chưa xuất hiện. Phương án tiết kiệm của ngành năng lượng chỉ dựa vào sự thay đổi chính sách giá cả, nó không có lợi cho cả bên bán lẫn bên mua. Ngành xây dựng đối đầu ngành năng lượng Alexandr Fadeev, Giám đốc hãng Rosizol, cho biết rằng hiện tại Bộ Phát triển địa phương đã sẵn sàng đề xuất điều luật bắt buộc ngành xây dựng phải tiến hành cách nhiệt cho tất cả các ngôi nhà ở Nga. Tuy nhiên ngành xây dựng chưa bị ràng buộc bởi các văn bản pháp lý về vấn đề nói trên. Trả lời phỏng vấn của Deutsche Welle, Fadeev nhấn mạnh: “Nếu như châu Âu đi theo hướng siết chặt đòi hỏi về tiết kiệm năng lượng thì Nga lại hạ các tiêu chí cách nhiệt cho nhà ở”.Chiếc đồng hồ đo khí đốt này sẽ buộc người Nga có ý thức tiết kiệm?
Nga đã hạ thấp các quy định về độ dày của tường nhà, dễ dãi trong yêu sách về vật liệu xây dựng. Nếu Nga không nhanh chóng quan tâm tới vấn đề cách nhiệt cho nhà ở thì việc thất thoát năng lượng sẽ quá lớn và người dân phải móc hầu bao ra trả cho sự lãng phí đó. Tổng Giám đốc Công ty Năng lượng hợp nhất Máxcơva (MOEK) Andrei Likhachev cũng cho rằng các hãng xây dựng ở Nga không quan tâm tới vấn đề tiết kiệm năng lượng. Hơn nữa, họ còn giữ quan niệm sai lầm rằng việc cách nhiệt dẫn đến giá thành nhà cao ngất. Ông đưa ra tính toán khẳng định, việc nâng cấp mức tiết kiệm năng lượng chỉ làm tăng giá của một căn hộ lên 1.000 rúp/m2 chứ không phải 1.000 USD/m2 (1 USD tương đương 30 rúp) như các hãng xây dựng từng quả quyết. Fadeev cho rằng hiện tại người Nga thậm chí không có thông tin về mức độ cách nhiệt của căn hộ mà họ đang sống. Có thể việc áp dụng thanh toán các dịch vụ công cộng theo công tơ riêng cho mỗi căn hộ sẽ khiến cho người dân có ý thức tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, Likhachev không cho dó là lối thoát. Ông giải thích rằng không phải người dân nào cũng đồng tình với tình trạng chẳng phải trả xu nào cho việc sưởi ấm căn hộ vào mùa Hè trong khi vào mùa Đông phải chi cả “núi tiền”. Lý do là lương của họ quanh năm vẫn thế, không phụ thuộc vào nhiệt độ không khí.Ligachev thừa nhận, việc tiết kiệm năng lượng là giải pháp tốt nhất. Ông đưa ra số liệu chứng minh rằng mỗi năm Mátxcơva hao phí gần 2 tỷ rúp từ việc các căn hộ không được cách nhiệt tốt và chính người dân phải gánh chịu sự lãng phí này. “Đơn thuốc” kiểu ĐứcFadeev tìm thấy lối thoát cho vấn đề tiết kiệm năng lượng ở Nga trong “đơn thuốc Đức”. Theo cách thức này các nhà thầu xây dựng được vay tiền để cách nhiệt các ngôi nhà, sau đó họ hưởng chênh lệch giữa chi phí thực tế cho việc sưởi ấm nhà với mức giá do nhà nước quy định.Điều dễ hiểu là theo phương án này thì người dân sẽ không tiết kiệm năng lượng ngay tức thì mà chỉ bắt đầu khi mọi cam kết hợp đồng với nhà thầu xây dựng được quyết toán đầy đủ. Vào thời điểm này Bộ Phát triển các địa phương ở Nga đang soạn thảo kế hoạch thực hiện “đơn thuốc Đức”. Song cái khó là họ chưa tìm ra các nhà thầu xây dựng sẵn sàng làm theo phương án này. Và đó là sự khác biệt giữa Nga và Đức!.
Theo Tầm Nhìn