Thứ sáu, 27/12/2024 | 09:29 GMT+7

Năng lượng tái tạo ngày càng có chi phí cạnh tranh

01/12/2011

“Năng lượng gió có mức phát triển nhanh nhất so với chính nó, vượt qua năng lượng sinh học. Tốc độ tăng trưởng của năng lượng mặt trời đạt 50,2 % và sản xuất được khoảng 40 GW tính đến cuối năm 2010”.

Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, công nghệ năng lượng tái tạo ngày càng có chi phí cạnh tranh với tốc độ tăng trưởng đáp ứng yêu cầu về một tương lai năng lượng bền vững. Trong vòng 5 năm qua, nó đã chiếm gần 20% sản lượng điện năng thế giới.

Trong số tất cả các công nghệ năng lượng tái tạo, biết thủy điện vẫn là nguồn sản xuất điện chính với mức 84%.

“Năng lượng gió có mức phát triển nhanh nhất so với chính nó, vượt qua năng lượng sinh học. Tốc độ tăng trưởng của năng lượng mặt trời đạt 50,2 % và sản xuất được khoảng 40 GW tính đến cuối năm 2010”.

fb64d725e_re.jpg

Báo cáo của IEA không đồng tình với quan điểm cho rằng công nghệ năng lượng tái tạo chỉ khả khi nhận được trợ cấp tốn kém và không có khả năng sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu một cách đáng tin cậy.


"Các công nghệ năng lượng tái tạo đang dần có chi phí cạnh tranh với phạm vi ngày càng rộng lớn. Trong một số trường hợp, nó còn mang lại các cơ hội đầu tư mà không cần những khoản hỗ trợ kinh tế cụ thể…chi phí ngày càng giảm trong các công nghệ chính như năng lượng gió và năng lượng mặt trời”.

Tuy nhiên, IEA cũng cho rằng các khoản trợ cấp dành cho công nghệ năng lượng tái tạo là một phương tiện cần thiết để tạo ra một hệ thống cung cấp năng lượng sạch và độc lập.

Tuy nhiên, năng lượng tái tạo đang phát triển phần lớn ở các nước thuộc tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD và các thị trường lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.

Báo cáo cho biết: "OECD là khu vực duy nhất mà việc triển khai các công nghệ kém phát triển hơn (như pin mặt trời, gió ngoài khơi) đạt đến một quy mô đáng kể. Hầu hết các nước OECD có các khoản trợ cấp tại chỗ với quy mô lớn để phát triển công nghệ năng lượng tái tạo.

Lê My (theo Reuters)