Chủ nhật, 29/12/2024 | 02:13 GMT+7

Bảo tàng lịch sử phong năng lớn nhất thế giới

31/08/2011

Bảo tàng này là nơi lưu giữ nhiều nhất những công trình của Billie Wolfe, giảng viên tại khoa Kinh tế gia đình tại Học viện công nghệ Texas trong hơn 30 năm. Là người yêu thích tuabin gió từ những năm 1960, bà đã phối hợp với Coy Harris – chủ tịch tập đoàn Wind Engineering Corporation để cùng lập nên bảo tàng này vào năm 1997.

Một thế kỉ trước đây, Texas (Mỹ) có rất nhiều cối xay gió bơm nước từ lớp ngậm nước, nhờ vậy mà gia súc có nước để uống và cây trồng có thể phát triển được. Hàng nghìn những chiếc cối xay gió kiểu cũ này vẫn còn tồn tại ở những bãi cỏ xa xôi hẻo lánh. Song, trong những năm gần đây, các tua bin gió cao hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn đang mọc lên ở vùng đồng bằng phía Tây, biến bang Texas trở thành nơi dẫn đầu cả nước về sản xuất điện gió.

Quá trình phát triển này đã được đem ra trưng bày tại Trung tâm Phong Năng Mỹ ở Lubbock – nơi được cọi là bảo tàng cối xay gió lớn nhất thế giới. Hàng chục cối xay gió cũ kĩ, kêu lảnh cảnh được đặt tại đỉnh một ngọn đồi nhỏ thoáng gió, tưới nước cho cỏ. Trong khi đó những chiếc tua bin hiện đại cao 165 ft do hãng Vesta (Đan Mạch) sản xuất nằm ở đằng sau, cung cấp điện cho toàn bảo tàng. Chiếc tuabin đầu tiên do General Electric sản xuất nằm dọc theo dìa của khu đỗ xe.

Bảo tàng này là nơi lưu giữ nhiều nhất những công trình của Billie Wolfe, giảng viên tại khoa Kinh tế gia đình tại Học viện công nghệ Texas trong hơn 30 năm. Là người yêu thích tuabin gió từ những năm 1960, bà đã phối hợp với Coy Harris – chủ tịch tập đoàn Wind Engineering Corporation để cùng lập nên bảo tàng này vào năm 1997.

Ông Harris hiện nay là giám đốc bảo tàng. Ông sẽ tiếp tục mở rộng bộ sưu tập này, dự định đưa thêm vào từ 10 đến 15 tuabin điện loại nhỏ - loại mà mọi người có thể đặt tại các trang trại của mình tại khu đất chưa được sử dụng của bảo tàng.

Bộ sưu tập cối xay giói Lubbock còn có những chiếc tuabin cổ. Thậm chí bảo tàng có cả những bức tranh tường mang tên Huyền thoại của gió cao 34 ft và dài 200ft, dược đặt tại hai mảng tường bao sân bên trong của bảo tàng. Nó mô tả hàng chục loại cối xay gió, từ chiếc cối xay cổ cho tới những chiếc cối xay to, hiện đại trong khung cảnh cuộc sống nông thôn. Có cả những đường tàu, bởi cối xay gió thường được xây dựng cạnh đường tàu để những kĩ sư có thể lấy nước sạch để sản xuất hơi nước.

Bên trong bảo tàng là hàng chục cối xay gió dùng để lấy nước, bao gồm một chiếc được chủ trang trại tự làm bằng tay và một cái khác được thiết kế giúp thợ sửa chữa có thể sửa mà không cần phải trèo lên. Một điểm cái đáng chú ý nữa là những chiếc pin bằng kính to bản đi cùng với thiết bị sạc bằng gió – một trong những tiền thân cuả chiếc tuabin gió tạo ra điện, đã được sử dụng rộng rãi tại các trang trại ở vùng sâu vùng xa trước khi việc điện khí hóa nông thôn thay thế cối xay gió vào cuối những năm 1930.

Còn có cả một trong số những thứ khá kì lạ được trưng bày: những chiếc thảm thêu màu sặc sỡ treo lên làm từ những chiếc áo phông của các hội nghị phong năng trong suốt những thập kỉ qua. Đó là bộ sưu tập của một giáo sư đã nghỉ hưu tại trường đại học A&M miền Tây Texas, người đã có công trong sự chuyển đổi của bang trở thành một bang đi tiên phong về phong năng.

Lê My (theo New York Times)