Thứ ba, 05/11/2024 | 10:52 GMT+7

Những điều cần lưu ý khi mua TV độ nét cao

20/01/2011

Công nghệ hình ảnh đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Giờ đây, những chiếc TV CRT cồng kềnh dường như “chìm nghỉm” so với một rừng các loại TV màn hình phẳng, độ nét cao, kích thước màn hình rộng mà lại mỏng dính. Đồng thời với giá cả không còn quá xa vời so với thu nhập của người dân, những chiếc HDTV đang thu phục nhanh chóng tình cảm người dùng.

Nhu cầu mua TV độ nét cao (HDTV) ngày càng gia tăng, nhưng bạn sẽ chọn LCD, LED hay Plasma?


Công nghệ hình ảnh đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Giờ đây, những chiếc TV CRT cồng kềnh dường như “chìm nghỉm” so với một rừng các loại TV màn hình phẳng, độ nét cao, kích thước màn hình rộng mà lại mỏng dính. Đồng thời với giá cả không còn quá xa vời so với thu nhập của người dân, những chiếc HDTV đang thu phục nhanh chóng tình cảm người dùng.


Tuy nhiên, chính bởi rất phong phú về thể loại nên người mua nếu không tìm hiểu sẽ dễ dàng bị “lóa mắt” trước rất nhiều nhãn hiệu, công nghệ và các thuật ngữ. Bởi vậy, trước khi đi mua TV, bạn cần nắm rõ các thuật ngữ quan trọng.

 

Độ tương phản (Contrast Ratio): một tỉ lệ ví dụ như 1:1 hoặc 10.000:1, thể hiện sự chênh lệch giữa các màu sáng và các màu tối mà màn hình có thể hiển thị. Tỉ lệ này càng cao, mức độ tương phản càng tốt.


 3_6.jpg


Tỉ lệ làm tươi màn hình (Refresh Rate): Thể hiện màn hình sẽ” làm tươi” – tái tạo lại hình ảnh thường xuyên hay không. Nói cách khác, con số này càng cao thì hình ảnh sẽ mượt mà hơn, ảnh hưởng tới việc các hình ảnh tốc độ cao được hiển thị ra sao, giảm hiện tượng nhòe hình. Chỉ số này thường được tính bằng Hz hoặc số lần quét mỗi giây. Các TV Plasma thường có chỉ số này cao hơn, thường là 600Hz, trong khi LCD hay LED thường là 60, 120, 240 hoặc đôi khi là 480Hz.

 

CRT: Viết tắt của Cathode Ray Tube, loại TV làm theo công nghệ cũ – công nghệ đèn hình. Loại TV này không còn được ưa chuộng hiện nay bởi cồng kềnh, tốn diện tích trưng bày.

 

TV LCD

 

LCD là viết tắt của Liquid Crystal Display, dạng màn hình rất phổ biến hiện nay, thường gặp ở TV và laptop, cũng như trên đồng hồ, lò vi sóng… Công nghệ LCD rất tiết kiệm điện năng so với CRT.

 

Đây là loại màn hình đầu tiên mang tới thiết kế nhỏ gọn nhưng vẫn đạt chất lượng hình ảnh tốt. Mặc dù không có được dải màu hoặc độ tương phản như của màn hình CRT, nhưng các loại LCD đời mới cũng đạt được những tiến bộ đáng kể.


Công nghệ này không hề phát sáng, mà phải có một đèn đằng sau để chiếu sáng các màu. Khi một chiếc TV được phân loại là LCD thì thường có nghĩa là nó được chiếu sáng bởi công nghệ CCFLs (Cold Cathode Fluorecent Lamps)

 

TV LED

 

LED là viết tắt của Light Emitting Diode. Đây là một cái tên khá mới trong gia đình HDTV. 

 

Nó thực chất là LCD nhưng được chiếu sáng bởi công nghệ Light Emiiting Diodes thay vì CCFLs như LCD đã nói ở phần trên. Nó có một số ưu điểm nhất định, nhưng do là công nghệ mới nên giá thành cao hơn và cũng không hẳn là cho hình ảnh xuất sắc nhất.


 1_6.jpg


LCD và Plasma tiêu tốn nhiều điện năng hơn so với LED, vì vậy LED thường được gọi là công nghệ tiết kiệm năng lượng. LED cũng không có các chất hóa học độc hại như thủy ngân. Xét về độ tương phản và màu sắc thì LED không bằng so với Plasma nhưng so với LCD thì chất lượng của LED lại vượt trội hơn hẳn.

 

TV Plasma

 

Công nghệ Plasma được sử dụng công nghệ tiên tiến và cao cấp trong thị trường TV trong nhiều năm qua, chỉ mới gần đây mới bị qua mặt bởi công nghệ LED.

 

Một số thuật ngữ thông dụng:

Composite: đoạn cáp nối tín hiệu analog kiểu cũ vào TV. Đây thường cho chất lượng hình ảnh thấp, không phù hợp với HDTV.

Component: đoạn cáp chia hình ảnh thành 3 tín hiệu, thích hợp với tín hiệu HD.

HDMI: đây là chuẩn đầu vào kỹ thuật số. HDMI là chuẩn kết nối cho các thiết bị tới TV, có khả năng xuất ra âm thanh và hình ảnh chất lượng cao.

DVI: chuẩn tương tự như HDMI nhưng cho đầu vào là PC.

TV Plasma mang tới chất lượng hình ảnh xuất sắc nhất trong số các loại HDTV. Công nghệ này phù hợp với các loại màn hình lớn, với độ tương phản và dải màu phong phú. Plasma cũng thường nhỏ gọn hơn, có thể treo lên tường như LCD hay LED. Các hình ảnh được xử lý nhanh chóng, không có hiện tượng nhòe hình khi ở tốc độ cao.

 

Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm này thì Plasma lại tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong số các loại HDTV. Nếu bạn muốn tìm kiếm loại TV tiết kiệm điện năng thì nên xem xét lại yếu tố này.

 

Với xu hướng 3D đang phát triển mạnh hiện nay, nhiều loại HDTV đã tích hợp khả năng trình chiếu 3D vào màn hình của họ. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ yếu tố này bởi công nghệ 3D vẫn còn khá mới mẻ do đó giá thành các loại TV 3D hiện còn tương đối cao.

 

Khó có thể trả lời được câu hỏi loại TV nào tốt hơn bởi mỗi người có nhu cầu của riêng mình. Những người chơi game có thể thích độ làm tươi nhanh và màu sáng của LED, trong khi các “fan” của phim và thể thao lại thích chất lượng hình ảnh của Plasma. Hoặc người chưa có điều kiện kinh tế sẽ chọn LCD. Bởi vậy, bài viết này chỉ nhằm cung cấp cho bạn thêm thông tin để bạn có thể tự mình đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu của chính bạn.

 

Thúy Hằng