Thứ bảy, 23/11/2024 | 03:53 GMT+7

Thụy Điển và Na Uy hợp tác trên thị trường tín chỉ xanh

01/01/2011

Bộ trưởng năng lượng của Thụy Điển và Na Uy cho biết hai nước đã thống nhất những nền tảng của thị trường tín chỉ xanh chung. Tín chỉ xanh là một loại chứng chỉ chứng minh rằng lượng điện năng đó đã được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, hydro và có thể mua bán được. Các tổ chức môi trường hi vọng rằng chúng có thể đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo.

Bộ trưởng năng lượng của Thụy Điển và Na Uy cho biết hai nước đã thống nhất những nền tảng của thị trường tín chỉ xanh chung.

 

Tín chỉ xanh là một loại chứng chỉ chứng minh rằng lượng điện năng đó đã được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, hydro và có thể mua bán được. Các tổ chức môi trường hi vọng rằng chúng có thể đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo.

 

Thị trường này được kì vọng sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 tới năm 2020 và sẽ sản xuất 26.4 terrawatt giờ điện (TWh), mỗi quốc gia chịu trách nhiệm chi trả một nửa.


 sweden- norway.JPG


Trong phát biểu của mình, Ông Terje Riis – Jahansen, Bộ trưởng năng lượng Na Uy nói: “Trong giai đoạn tới 2020, chúng ta sẽ thấy các dự án năng lượng tái tạo tại Na Uy và Thụy Điển được mở rộng một cách đáng kể”.

 

Tới nay, Thụy Điển đã có thị trường tín chỉ xanh của riêng mình, trong khi đó Na Uy vẫn chưa có thị trường này.

 

Các tổ chức xanh rất hoan nghênh hoạt động mới này của hai nước. Ông Marius Holm, phó chủ tịch tổ chức Na Uy xanh Bellona nói: “Đây là một tin rất tốt. Hệ thống tín chỉ xanh sẽ là một bảo đảm cho sự phát triển một cách hiệu quả của của loại năng lượng không phát thải khí, thân thiện với môi trường”.

 

Điện nguyên tử - thách thức lớn

 

Phát biểu với Reuter, bộ trưởng Năng lượng Thụy Điển Maud Olofsson cho biết bà rất tin tưởng rằng dù có nhiều vấn đề xảy ra, các nhà máy điện nguyên tử tại nước mình vẫn sẽ phục vụ tốt trong mùa đông này.

 

Giá điện đã tăng lên 9% sau tin tức về các vấn đề của hai nhà máy hạt nhân Oskarsham và Ringhals. Điều này đã làm tăng sự lo lắng bởi có thế tình trạng màu đông năm ngoái, khi hai lò phản ứng hạt nhân phải tạm dừng do thiếu chất đốt, đẩy giá tại chỗ lên mức cao kỉ lục, sẽ lại tái diễn.

 

“Đó là lí do vì sao tôi đã có cuộc đối thoại với các hãng điện nguyên tử với mong muốn họ sẽ cung cấp đủ năng lượng như chúng ta mong muốn. Mọi việc hiện nay có vẻ đã khá ổn bởi vấn đề chính chỉ còn nằm ở nhà máy Oskarshamn”.

 

Bà nhắc lại những lo ngại trước đây của Na Uy về mức nước thấp đáng lo ngại trong nhiều tháng tại hồ chứa nước vùng Bắc Âu – nơi cung cấp khoảng một nửa lượng nước cho toàn khu vực.

 

“Thách thức đặt ra là chúng ta đang có quá ít nước... cũng như mức giá hiện nay: liệu chính ta có thể vượt qua mùa đông năm nay một cách tốt đẹp hay không?”.

 

Và Olofsson nói rằng với nhiều biện pháp, tình hình các nhà máy điện hạt nhân đã được cải thiện từ mùa đông năm ngoái.

 

“Các nhà máy năng lượng vẫn đang duy trì hoạt động, và họ phải làm vậy trong suốt thời gian khi nhu cầu không cao lắm. Điều này cho thấy tình hình đã tốt hơn so với năn ngoái”.

 

Lê My (theo reuters)