Thứ sáu, 01/11/2024 | 23:31 GMT+7

Nhãn sử dụng năng lượng hiệu quả ở Pháp

09/02/2015

Chính sách về năng lượng năm 2005 (RT2005) được Pháp ban hành với mục tiêu khuyến khích các nhà thầu và công ty xây dựng cần phải tính toán đến tất cả những khả năng cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng

Đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu, nước Pháp đã có những cam kết đầy tham vọng bằng việc ký kết Nghị định thư Kyoto có hiệu lực kể từ tháng 2/2005. Chính phủ Pháp đã đồng ý cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide, với mục tiêu đưa lượng khí nhà kính phát thải từ mức năm 2010 xuống mức năm 1990.

Ngành xây dựng là một trong những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng nhất của nền kinh tế Pháp. lớn nhất của năng lượng. Ngành này chiếm đến hơn 40% tiêu thụ năng lượng quốc gia và gần 20% lượng khí CO2 phát thải ra môi trường.

Chính sách về năng lượng năm 2005 (RT2005) được ban hành với mục tiêu khuyến khích các nhà thầu và công ty xây dựng cần phải tính toán đến tất cả những khả năng cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình trong một khuôn khổ kỹ thuật được quy định trước.

Hiện nay, một công trình tuân thủ đúng những quy định về năng lượng (RT 2005) tiêu thụ trung bình khoảng 91- 150 kWh/m2.

Luật Môi trường của Pháp (Grenelle Environnement) xác định mức độ tiêu thụ bao gồm các mức tiêu thụ tuân thủ quy định hiện hành về năng lượng (RT2005) và các mức tiêu thụ trong tương lai:

Năm

Mục tiêu

Level

2008

151 kWh/m2.năm

(Level D)

2010

120 kWh/m2.năm

(Level C)

2012

50 kWh/m2.năm

(Level A)

2020

0 kWh/m2.năm

Energy-plus building (BEPOS)

Việc dán loại nhãn năng lượng hiệu quả này sẽ dành cho các công trình đáp ứng quy định hiện hành về mức tiêu thụ năng lượng trong tương lai theo chuẩn môi trường.

Nhãn HPE 2005 – High Performance Energy (sử dụng năng lượng hiệu quả cao):

Loại nhãn năng lượng này dành cho những công trình tiêu thụ năng lượng truyền thống song sử dụng thấp hơn ít nhất 10% so với mức tham chiếu trong RT2005.

Nhãn HPE EnR 2005:

Loại nhãn HPE 2005 này dành cho những công trình không chỉ đáp ứng được tiêu chuẩn nêu trên (HPE 2005 – Sử dụng năng lượng hiệu quả cao) mà còn lắp đặt thêm thiết bị sưởi và đun nước nóng sử dụng các loại năng lượng tái tạo: ví dụ như nồi hơi chạy bằng khí sinh khối, đặc biệt là gỗ.

Nhãn THPE 2005 – Very High Performance Energy (sử dụng năng lượng siêu hiệu quả):

Loại nhãn năng lượng này dành cho những công trình tiêu thụ năng lượng truyền thống song sử dụng thấp hơn ít nhất 20% so với mức tham chiếu trong RT2005.

Nhãn THPE EnR 2005:

Loại nhãn THPE EnR 2005 đặc biệt dành cho các căn hộ có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn ít nhất 30% so với quy định về năng lượng năm 2005, đồng thời cam kết lắp đặt thêm các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo như: tấm nhiệt mặt trời, pin quang điện.

Các ngôi nhà với mức tiêu thụ năng lượng ít hơn tối thiểu 30% so với các quy định năng lượng năm 2005, với các nghĩa vụ để cài đặt thiết bị năng lượng tái tạo: các tấm năng lượng mặt trời nhiệt, tấm quang điện, thiết bị bắt gió hoặc các máy bơm nhiệt hiệu năng cao.

Nhãn BBC và BBC EFFINERGIE:

Nhãn BBC 2005 (công trình tiêu thụ ít năng lượng), được chính phủ Pháp đưa ra vào ngày 8-5-2007, sau đó được công bố trên Thông cáo Chính phủ ngày 15-5-2007, dành riêng cho các công trình xây dựng ở khu vực dân cư mới, với mục tiêu đạt mức tiêu thụ năng lượng tối đa là 50 kWh/m2/năm – trong đó có sự điều chỉnh theo vùng và độ cao.

Ngoài ra, những quy định nêu trên cũng tính đến các nguồn tiêu thụ chuyên sử dụng năng lượng truyền thống như: sưởi ấm, làm lạnh, thông gió, đun nước nóng, chiếu sáng và các thiết bị phụ khác.

Trong khi đó, nhãn Effinergie được dành cho các công trình không chỉ đạt được các tiêu chuẩn của BBC 2005, mà còn đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá về mức độ kín gió.

Nhãn BBC Effinergie tương ứng với cấp độ A trên thang đánh giá năng lượng và là tiêu chuẩn bắt buộc đối với tất cả các công trình xây dựng mới kể từ năm 2012.

Phân loại công trình xây dựng:

Dựa vào mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp hàng năm (đơn vị: kWh/m2/năm)

Energy-plus Buiding (công trình năng lượng cộng) (BEPOS):

Một công trình được dán nhãn BEPOS sản xuất một lượng điện năng nhiều hơn so với lượng tiêu thụ của chính nó. Tiêu chuẩn này sẽ được áp dụng một cách chính thức đối với tất cả các công trình xây dựng mới kể từ năm 2020.

Để hiện thực hoá mục tiêu trên, việc hạn chế tối đa nhu cầu tiêu thụ năng lượng đến một chuẩn “thụ động” là rất cần thiết. Vì vậy, dựa trên khái niệm “nhà thụ động” (passive Haus) của Đức và Áo, Pháp đã đưa ra tiêu chuẩn về BEPAS hay “công trình thụ động”.

Theo đó, một công trình năng lượng cộng hay một công trình thụ động hàm ý công trình đó sản xuất một lượng điện năng bằng các nguồn năng lượng tái tạo vượt nhu cầu của chính nó.

Anh Tuấn (Theo Concept Bio)