Thứ bảy, 02/11/2024 | 01:29 GMT+7
Ngày
16-7, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế lần thứ 7 về công nghệ và thiết bị điện (VIETNAM ETE 2014), tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo chuyên đề nhãn năng lượng.
Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Công Thương, Sở Công Thương và các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
Ông
Nguyễn Hoàng Linh,Tổng Cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, cả
nước đã có gần 700 doanh nghiệp thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng cho các sản
phẩm thiết bị điện. Tuy nhiên, theo ông Linh, kể từ khi có quy định bắt buộc dán nhãn năng lượng với nhóm thiết bị
gia dụng từ ngày 1-7-2013 cho đến nay, chưa xử phạt trường hợp vi phạm nào, mà chỉ
dừng ở mức nhắc nhở.
Chia sẻ về hoạt động dán nhãn năng lượng tại TP.HCM, bà Lương Xuân Nhung, Phó phòng Quản lý năng lượng thuộc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, đã tiến hành khảo sát các sản phẩm trong danh mục dán nhãn năng lượng bắt buộc tại hơn 20 cửa hàng bán lẻ, chợ và siêu thị. Kết quả cho thấy, máy điều hòa không khí và máy giặt là nhóm sản phẩm tuân thủ dán nhãn năng lượng cao nhất với 68% tổng các mẫu được dán nhãn. Trong khi đó, nồi cơm điện và quạt điện lần lượt chiếm các mức 50% và 38%. Đèn là thiết bị có mức tuân thủ thấp nhất với 28%.
Điều hòa là nhóm thiết bị tuân thủ dãn nhãn năng lượng tốt nhất
Theo bà Nhung, các lỗi vi phạm mà doanh nghiệp
thường xuyên mắc phải là sử dụng nhãn năng lượng sai quy cách, sản xuất, nhập
khẩu các sản phẩm thuộc danh mục bị loại bỏ, dán nhãn năng lượng không đúng cho
sản phẩm chứng nhận, cung cấp thông tin sai trên nhãn năng lượng so với giấy chứng
nhận …
Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TPHCM cho biết, nhiều doanh nghiệp
sản xuất, nhập khẩu vẫn còn gặp khó khăn trong dán nhãn năng lượng. Nguyên nhân
là do nhiều sản phẩm gặp khó khăn khi đánh giá tại các nguồn sản xuất nước
ngoài, thông quan hàng hóa chậm trễ, năng lực kiểm định sản phẩm dãn nhãn năng
lượng còn hạn chế, chí phí kiểm định một số loại sản phẩm còn cao…