Thứ tư, 18/09/2024 | 01:55 GMT+7

Dịch COVID-19 đẩy vị thế ngành năng lượng xanh sớm trước 10 năm

29/04/2020

Do cách doanh nghiệp đóng cửa và nhiều người làm việc tại nhà, nhu cầu điện năng đã giảm tại những nước là điểm nóng của dịch COVID-19. Điều này có thể tạo ra hiệu ứng dây truyền đối với ngành năng lượng tái tạo thế giới.

Ảnh minh hoạ

Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, là quốc gia tiêu thụ điện năng lớn nhất thế giới. Sản lượng của nhiều nhà máy đã giảm sút mạnh, do nhiều nhân công không thể trở lại làm việc. Do việc kiểm soát sử dụng điện năng công nghiệp, mức giảm tiêu thụ năng lượng trong năm 2020 tại Trung Quốc sẽ tương đương tổng nhu cầu sử dụng của Chile, số liệu của HIS Markit cho biết.

Tại châu Âu, tiêu thụ điện cũng đã lao dốc. Italy, Tây Ban Nha và Anh đều ghi nhận mức giảm 10% nhu cầu sử dụng năng lượng, khi mà các quán bar, nhà hàng, văn phòng và nhà máy phải đóng cửa do các biện pháp giãn cách xã hội.

Đáng chú ý, nhu cầu về nguyên liệu hóa thạch dùng sản xuất điện cũng giảm. Theo trang Bloomberg Green, than đá, vốn trước đây được coi là lựa chọn rẻ nhất, giờ đã trở thành nguồn năng lượng đắt nhất trên thế giới khi phải cạnh tranh với các nguồn năng lượng xanh giá rẻ và khí đốt.

Các nguồn năng lượng tái tạo dường như đã có được một lực đẩy bất ngờ. Khoảng 40% sản lượng điện được tạo ra ở Anh hôm 5/3 là từ điện gió và khoảng 20% được cung cấp bởi năng lượng mặt trời. Lý do là bởi ngày hôm đó nắng nhiều – hãng National Grid ESO chuyên theo dõi hàm lượng carbon lý giải.

Thực tế này cho thấy, năng lượng tái tạo có thể tạo ra nguồn điện năng đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ có giảm sút. Các nhà cung cấp khác như Green Supplier hay Octopus Energy thậm chí còn trả tiền thêm cho khách hàng để họ sử dụng năng lượng vào ban ngày, sử dụng một mức giá điện bậc thang mà trước đó chỉ có được áp dụng vào buổi đêm khi nhu cầu tiêu thụ rất yếu.

Theo tiến sĩ Faith Biro, Giám đốc điều hành Hiệp hội Năng lượng Quốc tế (IEA), tại hầu hết các nền kinh tế áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để đối phó với dịch, nhu cầu tiêu thụ điện đã giảm khoảng 15%, chủ yếu là do các nhà máy, doanh nghiệp ngưng hoạt động. “Theo xu thế này, sự sụt giảm cầu tiêu thu điện đã giúp hệ thống năng lượng ở nhiều nước bớt được sức ép cho khoảng 10 năm tới, bất ngờ đưa số này có năng lượng gió, năng lượng mặt trời đạt ngưỡng cao mà sẽ khó có thể có được, hoặc là phải bỏ cả một thập kỉ đầu tư cho năng lượng tái tạo”, ông Biro chia sẻ.

Theo Báo tin tức