Thứ sáu, 03/01/2025 | 06:25 GMT+7

Năng lượng sạch bền vững: Giải quyết nỗi lo thiếu điện ở tương lai

17/02/2020

Việt Nam lại có trên 3.200km bờ biển nên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn điện năng từ sức gió.

Việt Nam lại có trên 3.200km bờ biển nên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn điện năng từ sức gió.

Năng lượng là nền tảng cho nền văn minh và sự phát triển của xã hội. Con người cần năng lượng cho sự tồn tại của bản thân mình và phần quan trọng là để sản ra công cụ cho mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ.

Ngoài năng lượng cung cấp cho sinh hoạt và đun nấu trong gia đình, năng lượng phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải đòi hỏi ngày một nhiều. Cơ cấu năng lượng nước ta gồm phần năng lượng truyền thống và củi, gỗ, than, dầu mỏ… Chúng ta đã xây dựng nhiều nhà máy điện trong đó 80% là nhiệt điện.

Người tiêu dùng lo lắng không phải chỉ chịu giá điện cao mà lo nhất là ô nhiễm môi trường do công nghệ của nhiệt điện. Yêu cầu ngành năng lượng phải quan tâm hơn nữa việc sử dụng các năng lượng mới, năng lượng sạch.

Năng lượng được ví như “huyết mạch của nền kinh tế. Do vậy, mục tiêu cao nhát phải được dành cho đảm bảo nhu cầu năng lượng để phát triển đất nước một cách bền vững. Theo Bộ Công Thương, một trong những ưu tiên của Việt Nam những năm tới là phát triển nguồn năng lượng tái tạo (NLTT). Đây sẽ là “chìa khóa” để giải quyết nỗi lo thiếu điện trong tương lai.

Dự báo từ nay đến năm 2030, nền kinh tế Việt nam sẽ tiếp tục tang trưởng ở mức cao, từ 6,5 - 7,5% năm. Để đáp ứng được mục tiêu này, quy hoạch điện VII điều chỉnh nêu rõ, tổng công suất lắp đặt nguồn điện cả nước sẽ phải tang từ 53.236 MW hiện nay lên 130.000 MW vào năm 2030. Như vậy, 76.660 MW nguồn điện mới cần được phải xây dựng và đưa vào vận hành trong 10 năm tới, cùng với đó là cơ sở hạ tầng truyền tài và phân phối điện.

Nhu cầu năng lượng tang cao. Báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, để đảm bảo cung cấp đủ điện, ổn định, an toàn cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 thì ngành địn cần phải sản xuất trên 500tyr kWh. Năm 2019, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu hệ thống điện quốc gia đạt 239,739 tỷ kWh, tang trưởng 8,93% so với năm 2018. Dự báo năm 2020 con số này sẽ là 261,456kWh, tăng 9,1% so với năm 2019. Như vậy trong 10 năm tới, sức ép đầu tư nguồn phát điện là rất lớn. Theo báo cáo về tình hình thực hiện các dự án trong quy hoạch điện VII điều chỉnh từ Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực giai đoạn 2021 - 2025, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm. Tuy nhiên, do nhiều dự án nguồn điện lớn và các chuỗi dự án khí bị chậm tiến độ so với quy hoạch nên hệ thống sẽ bị thiếu điện trong cả giai đoạn 2021 - 2025. Trong 62 dự án có công suất trên 200 MW thì 15 dự án đạt tiến độ, còn lại 47 dự án chưa xác định được tiến độ hoặc chậm tiến độ từ 2 năm trở lên so với tiến độ nêu trong quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Kết quả nghiên cứu về nhu cầu năng lượng vả Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cũng đưa ra dự báo, đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng của Việt Nam tăng gấp 2,5 lần so với năm 2015. Việt nam từ một nước xuất khẩu năng lượng đã trở thành nước nhập khẩu ròng về năng lượng. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến an ninh nguồn cung năng lượng. Dự kiến, tỷ trọng của năng lượng nhập khẩu trên tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp sẽ tăng trên 37,5% vào năm 2025 và 58,5% vào năm 2035. Có thể hạn chế sự phụ thuộc này bằng cách tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và khai thác các nguồn NLTT trong nước.

Cơ hội cho năng lượng tái tạo

Khảo sát của ngân hàng thế giới khẳng định, Việt Nam có tiềm năng về năng lượng gió lớn nhất Đông Nam Á với tổng công suất điện gió ước đạt 513.360MW, nhiều hơn 100 lần công suất của thuỷ điện Sơn La, hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2015. Việt Nam lại có trên 3.200km bờ biển nên rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn điện năng từ sức gió. Cũng theo thống kê của ngân hàng này, mật độ năng lượng gió ở nước ta thuộc loại trung bình và lớn so với thế giới. Với 8,6% diện tích đất đai (khoảng 28.000km2) có tiềm năng gió được đánh giá là tốt và rất tốt. Với tiềm năng phong phú đó, nếu biết khai thác có thể cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào để phát triển kinh tế ở các vùng cao, vùng xa, vùng hải đảo (bảng dưới).

Bảng: Tiềm năng năng lượng gió ở độ cao 65m của Việt Nam

Nhận định về triển vọng phát triển NLTT của Việt Nam, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, Việt nam có tiềm năng lớn về phát triển NLTT và năng lượng sạch. Báo cáo của tổ chức hợp tác phát triển (GIZ) cho thấy, tieefmnawng kỹ thuật điện giá của Việt nam khoảng 215.000 MW điện mặt trời (ĐMT) khoảng 340.000 MƯ. Bên cạnh đó, Việt nam là quốc gia sản xuất nông nghiệp quy mô lớn cho nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển sản xuất năng lượng sinh học. Với những tiềm năng to lớn này, Việt Nam có đủ điều kiện để phát triển mạnh NLTT, giảm dần năng lượng hóa thạch.

Tại hội thảo liên quan đến vấn đề an ninh năng lượng ông Rahul Kitchlu, trưởng nhóm năng lượng, Việt nam cần bổ sung them nguồn NLTT. Đây sẽ là lời giải hợp lý nhất cho bài toán cấp điện cho thời gian tới. Việt Nam nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đường bờ biển dài hơn 3.000 km, gió biển quanh năm, số giờ nắng trong ngày lớn, đây chính là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể khai thác và sử dụng nguồn NLTT hiệu quả và bền vững.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) Trần Viết Ngãi, hiện nay, các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt vẫn đáp ứng phần lớn nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu này đang cạn kiệt, gây ra biến đổi khí hậu và ảnh đến auwcs khỏe cho con người. Vì vậy, việc nghiên cứu và sử dụng nguồn NLTT như: năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt hay năng lượng sinh khối đang là xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này.

Trên thực tế, Việt Nam đang triển khai thực hiện chiến lược phát triển NLTT đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó Chính phủ khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển NLTT, đẩy mạnh phát triển và sử dụng nguồn NLTT, gia tăng tỷ trọng NLTT trong hệ thống năng lượng quốc gia. Chính phủ cũng đã có nhiều cơ chế để khuyến khích phát triển điện mặt trời, điện gió thông qua mức giá điện hấp dẫn, lên tới 9,35 cent/kWh cho điện mặt trời và khoảng 8,5 cent/kWh với điện gió. Nhờ đó, đã có hàng trăm dự án NLTT “xếp hàng” chờ triển khai. Và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước có tới 89 nhà máy điện gió và ĐMT được lắp đặt với tổng công suất 4.543,8MW, chiếm 8,3% công suất lắp đặt toàn hệ thống điện quốc gia. Con số này vượt rất xa so với dự kiến của Quy hoạch điện VH điều chỉnh (chỉ 850MW công suất ĐMT được đưa vào vận hành năm 2020).

Với mong muốn sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển năng lượng bền vững, tại “Hội nghị cấp cao lần thứ 3” và “Diễn đàn các bên liên quan lần thứ nhất” do Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức cuối năm 2019, tại Hà Nội, ông Pier Giorgio Aliberti - Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam chia sẻ, hiện nay chúng ta đang có một cơ hội tuyệt vời để định hình quá trình phát triển ngành năng lượng của Việt Nam. Đây là cơ hội để chúng ta chung tay nhìn nhận và đánh giá lại quá trình phát triển theo hướng bền vững hơn, chuyển dịch từ các nguồn năng lượng ô nhiễm sang nguồn năng lượng sạch hơn. “Với cam kết đầy tham vọng từ Chính phủ và với sự hỗ trợ mạnh mẽ của những đối tác phát triển. Liên minh Châu Âu giữ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năng lượng nâu sang năng lượng xanh, đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận năng lượng với giá phải chăng cho tất cả mọi người và bảo vệ khả năng cạnh tranh của Việt Nam”, ông Pier Giogio Aliberti khẳng định.

Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng gió ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn đó là:

- Nước ta chưa có đầy đủ hệ thống chính sách về phát triển năng lượng mới và tái tạo. Trong khi ở Trung Quốc đã có Luật phát triển năng lượng tái tạo. Thái Lan đã chuyển sang bước đầu tư thứ 2 quyết liệt hơn, kể cả việc phụ thu 4 cent/lít xăng nhập khẩu để làm quỹ hỗ trợ phát triển nhiên liệu sạch.

- Việc đầu tư đánh giá tiềm năng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo còn manh mún, chưa đồng bộ. Do đó, việc nghiên cứu và ứng dụng còn ít và tản mạn.

- Những dạng năng lượng sản xuất từ gió, nước, sinh khối thực vật và ánh sáng Mặt Trời rất sẵn nhưng kinh phí đầu tư để khai thác và sử dụng những nguyên liệu thô này hiện tại rất cao. Do đó, Chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ để phát triển các dạng năng lượng này.

Kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển với tốc độ cao, vì vậy, cung cấp năng lượng ổn định là ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu năng lượng, đặc biệt là nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt là đòi hỏi cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội.

Không đi không bao giờ đến. Tiềm năng mãi mãi vẫn là tiềm năng nếu không có chính sách, không năng động thì tiềm năng vẫn không thể phát huy được. Đề nghị phải có chính sách mạnh mẽ.

Bộ Kế hoạch- đầu tư và Bộ Khoa học - Công nghệ phải tư vấn cho Nhà nước có chính sách và đầu tư mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cho các cơ quan khoa học và các trường, các Viện và các Hội khoa học triển khai.

Nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ

Việt Nam có tiềm năng và lợi thế phát triển các dự án NLTT; tuy nhiên, nhiều điểm nghẽn, vướng mắc trong quá trình thực hiện như cơ chế, chính sách, kỹ thuật… đang khiến các dự án NLTT chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ví dụ điển hình, trong thờigian qua, sự “bùng nổ” của các dự án NLTT đã khiến hệ thống truyền tải không theo kịp đã dẫn tới sự quá tải, nhiều nhà máy phải giảm phát điện tới 60% công suất, gây thất thoát, lãng phí.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, kế hoạch đầu tư lưới điện truyền tải trong những năm tới là rất lớn. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020 tổng vốn đầu tư lưới điện truyền tải trong những năm tới là rất lớn. Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020 tổng vốn đầu tư lưới điện là 214.000 tỷ đồng và giai đoạn 2021 - 2030 là 610.000 tỷ đồng. Đáng nói là, với số vốn đầu tư này, EVN khó lòng đáp ứng được áp lực về tài chính. Trong khi đó, vấn đề được quan tâm là quy định của pháp luật về việc Nhà nước độc quyền trong truyền tải điện và chưa có những điều kiện cụ thể để đảm bảo cho việc nguồn lực của xã hội sẽ được đầu tư vào hệ thống truyền tải điện.

Nói về điều này, ông Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nhấn mạnh, sự mất đồng bộ giữa phát triển nguồn ĐMT, điện gió gây ra các “điểm nghẽn” về truyền tải. Sự “bùng nổ” của các dự án ĐMT trong khi hệ thống truyền tải không đáp ứng được khiến nhiều nhà máy phải giảm phát điện từ 10 đến trên 50%. Trong lúc lập và truyền duyệt Quy hoạch điện VII tại thời điểm cuối năm 2015, đầu năm 2016, vì chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể, thích đáng khiến rất ít các dự án NLTT được đề xuất. Quy mô nguồn điện NLTT trên 27.000MW vào năm 2030 cũng chỉ là tính toán định hướng. Vì vậy, không thể xây dựng các đường dây và trạm biến áp truyền tải cụ thể theo từng năm. Một nguyên nhan khác khiến dự án NLTT gặp khó khăn, chưa phát triển đúng với tiềm năng là do còn nhiều “khoảng trống”, bất cập trong chính sách chưa được tháo gỡ.

Để tháo gỡ những bất cập từ lưới truyền tải, các chuyên gia cho rằng, phải xã hội hóa lưới truyền tải. Theo ông Trần Viết Ngãi, nếu có những chính sách tháo gỡ kịp thời thì nguồn điện từ các nhà máy điện NLTT sẽ góp phần bổ sung nguồn điện, giảm áp lực thiếu điện ngay trước mắt, về lâu dài sẽ bảo đảm phát triển bền vững cũng như bài toán về môi trường. Do đó, đấu thầu dự án điện cũng là điều cần được xem xét.

Phó Cục trưởng Cục Điện lực và NLTT (Bộ Công Thương) Đỗ Đức Quân cũng cho biết, có hai phương án đấu thầu là theo trạm biến áp hoặc mời nhà đầu tư vào làm một phần hoặc toàn bộ dự án khi đã có mặt bằng sạch. Hiện tại, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Bộ Công Thương đang nghiên cứu để đẩy nhanh việc triển khai đấu thầu các dự án ĐMT ở Việt Nam. Một số vấn đề cần nghiên cứu là: Đấu thầu ở đâu? Địa điểm thế nào? Quy mô ra sao? Và rà soát các vấn đề pháp luật có lien quan? Ai là người đứng ra đấu thầu? Từ đó, đảm bảo tính minh bạch, công khai, lựa chọn được các dự án có chi phí hợp lý. “EVN cũng đang chuẩn bị cho việc đấu giá thí điểm một số dự án ĐMT để đến năm 2021, việc đấu thầu dự án ĐMT có thể triển khai rộng rãi”, ông Đỗ Đức Quân thông tin thêm…

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Thuỷ văn và Môi trường cho thấy:

- Những vùng có tổng năng lượng gió năm W > 1.000kWh/m2 tương ứng với tốc độ gió trung bình từ 4m/s trở lên là nơi có tiềm năng năng lượng gió lớn, việc khai thác và sử dụng cho loại máy phát có công suất lớn là rất tốt.

- Những vùng có tổng năng lượng gió năm W < 600kWh/m2 tương ứng với tốc độ gió trung bình năm nhỏ hơn 3,5m/s là nơi có tiềm năng yếu, chỉ dùng cho máy phát có công suất nhỏ.

Tiềm năng năng lượng Mặt trời được phản ánh qua số giờ nắng, trung bình năm nước ta có khoảng 1.400 - 3.000 giờ năng, lớn nhất là vùng đồng bằng duyên hải cực Nam Trung Bộ và một phần lãnh thổ của phía Đông Nam Bộ, ít nhất là sườn phía Đông Hoàng Liên Sơn và phân lớn khu vực Đông Bắc. Do đó, việc khai thác tiềm năng năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam là hoàn toàn khả thi. Ở các nước Tây Âu có giờ năng trong năm ít hơn của Việt Nam nhiều nhưng việc sử dụng pin Mặt Trời lại rất phổ biến.

Nhân loại phải cố gắng tiếp nhận những thách thức mới của nguồn năng lượng và của môi trường, tận dụng mọi khả năng dùng năng lượng sạch để thay thế cho nhiên liệu khoáng chất có hàm lượng cacbon cao. Trên thế giới, những nước công nghiệp tiên tiến và một số nước phát triển đều có chính sách ưu tiên về thuế, lập pháp, quy hoạch, ứng dụng… đối với việc phát triển nguồn năng lượng mới và tái sinh nguồn năng lượng được liệt vào loại năng lượng sạch. Năm 1992, Chính phủ Mỹ tiến thêm một bước là tuyên bố ủng hộ kế hoạch phát triển pin quang điện, đến năm 2000, sản lượng của loại pin này đạt 1.400 triệu vol, tương đương 100 lần sử dụng của toàn thế giới hiện nay. Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho các gia đình lắp đặt máy phát điện bằng sức gió. Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thực hiện từ năm 1993 “Kế hoạch ánh sáng Mặt Trời mới”. Trung Quốc đã đề ra cương yếu “Phát triển nguồn năng lượng mới và năng lượng tái s inh từ năm 1996 đến năm 2010” để đảm bảo lấy nhiên liệu hoá thạch làm kết cấu nguồn năng lượng chính, nhằm bình ổn sự quá độ sang việc lợi dụng một cách hữu hiệu than sạch phong phú về trữ lượng, cũng như năng lượng điện hạt nhân và tái sinh trong tương lai.

Tôi xin mượn lời Thượng nghị sĩ Al Gore đã đặc trưng hoá tinh thần này khá thành công trong cuốn “Trái Đất trên bàn chân” để kết luận vấn đề này:

“Tôi đã tin tưởng rằng chúng ta phải có hành động dũng cảm và rõ ràng. Chúng ta cần phải làm cho việc cứu vớt môi trường trở thành nguyên tắc tổ chức trung tâm cho nền văn minh nhân loại. Dù có nhận ra được điều đó hay không thì giờ đây chúng ta đã tham gia vào một cuộc chiến quyết liệt nhằm đem lại sự cân bằng cho Trái Đất của chúng ta, và cục diện của trận chiến chỉ thay đổi khi mọi người trên thế giới này thức tỉnh đầy đủ bởi một cảm giác chung về mối nguy cơ cấp bách để cùng nỗ lực toàn diện. Chúng ta không được phép đợi cho đến khi quá muộn. Chúng ta càng lo lắng nếu như số dân của thế giới này tiếp tục tăng như đã tăng trước đây. Hàng tỷ con người mới sinh ra và nghèo nàn sẽ tràn vào sân khấu thế giới. Đây lại là một phần to lớn nữa của hệ thống mà chúng ta buộc phải hiểu ra”./.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội