Chủ nhật, 22/12/2024 | 17:39 GMT+7

Thúc đẩy mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành sản xuất xi măng

13/09/2015

Để phục vụ mục tiêu này, các nhà khoa học đang nghiên cứu các công nghệ tiên tiến có thể giảm lượng khí thải carbon trong môi trường, ứng dụng bê tông đúc sẵn, đồng thời giảm chi phí sản xuất và cải thiện hiệu suất của vật liệu xây dựng từ xi măng.

Các nhà sản xuất xi măng lớn trên thế giới đã cam kết giảm lượng khí thải carbon trong quy trình sản xuất. Để phục vụ mục tiêu này, các nhà khoa học đang nghiên cứu các công nghệ tiên tiến có thể giảm lượng khí thải carbon trong môi trường, ứng dụng bê tông đúc sẵn, đồng thời giảm chi phí sản xuất và cải thiện hiệu suất của vật liệu xây dựng từ xi măng.

Để có thể giảm hai lần yếu tố clinker trong các sản phẩm xi măng, các nhà sản xuất đã thực hiện giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải khí CO2, kết hợp với sản xuất clinker trong lò quay. Thông thường, sản xuất 1 tấn xi măng phát thải hơn 800kg CO2. Bên cạnh đó, cần giảm thiểu tác động môi trường của các sản phẩm phụ công nghiệp như tro bay, xỉ và silica khói.

Các chiến lược được triển khai để thực hiện các mục tiêu trên là thay thế một phần xi măng clinker được sử dụng trong sản xuất xi măng với các sản phẩm phụ công nghiệp mà không ảnh hưởng đến hiệu suất.

Công nghệ sản xuất xi măng bền vững mới, có khả năng phản ứng với khí CO2 hơn với nước; được sản xuất mà không cần hệ thống thủy lực, năng lượng thấp hơn và khí thải hóa học ít hơn. Loại xi măng này bền vững hơn xi măng thông thường.

Xi măng theo công nghệ mới thân thiện với môi trường, có thể được sản xuất trong lò nung xi măng hiện có với tỷ lệ khác xi măng thường. Loại xi măng mới này sử dụng ít đá vôi và nung ở nhiệt độ thấp hơn. Những yếu tố khác giúp giảm lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất xi măng, đó là giảm lượng clinker từ trung bình 816kg/tấn xuống còn 570kg/tấn.

Để tạo ra sản phẩm bê tông bền vững, nước, cốt liệu và loại xi măng mới được trộn lẫn, hình thành hình dạng mong muốn và sau đó phản ứng với CO2 để tạo ra cấu trúc vật liệu bền vững. Quá trình đóng rắn tiêu thụ lên đến 300kg CO2/tấn xi măng. CO2 được lưu giữ vĩnh viễn và an toàn ở dạng carbonate rắn trong các khối bê tông. Sự khác biệt này tương đương với việc giảm thêm 37% lượng clinker.

Do vậy, lượng khí thải CO2 tổng thể trong quá trình sản xuất và sử dụng xi măng có thể giảm được đến 70%. Lợi ích của công nghệ mới này giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu, nước, rút ngắn thời gian bảo dưỡng và cải thiện độ bền của sản phẩm.

Theo Báo Xây Dựng