Thứ sáu, 01/11/2024 | 23:35 GMT+7

Đào tạo hiệu quả năng lượng cho các nước thành viên ASEAN

19/07/2022

Chương trình đào tạo trực tuyến được phối hợp tổ chức giữa Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Singapore (the Energy Market Authority of Singapore - EMA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) diễn ra từ ngày 5-7 tháng 7 vừa qua. Chủ đề năm nay tập trung vào nội dung “Tòa nhà tương tác hiệu quả với lưới điện”.

Chương trình đào tạo trực tuyến được phối hợp tổ chức giữa Cơ quan quản lý thị trường năng lượng Singapore (the Energy Market Authority of Singapore - EMA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) diễn ra từ ngày 5-7 tháng 7 vừa qua. Chủ đề năm nay tập trung vào nội dung “Tòa nhà tương tác hiệu quả với lưới điện”. Sự kiện kéo dài 3 ngày là một phần của các hoạt động phối hợp giữa Trung tâm đào tạo khu vực Singapore - IEA, được phát triển nhằm hỗ trợ Kế hoạch Hành động ASEAN về Hợp tác năng lượng (ASEAN Plan of Action for Energy Cooperation-APAEC) giai đoạn II (2021-2025) trong nội dung Chương trình số 04: Tiết kiệm năng lượng và bảo tồn.

Đại diện của 9/10 quốc gia thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam, đã tham dự cùng với các đại biểu đến từ 33 quốc gia. Mục đích của khóa đào tạo là nâng cao năng lực và củng cố mạng lưới giữa các nhà hoạch định chính sách, học giả và các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực xây dựng ở Đông Nam Á.

Các đại biểu tham gia Chương trình. Ảnh: aseanenergy.org.

Ông Jonathan Goh, Giám đốc quan hệ đối ngoại của EMA, cho biết: “Nâng cao năng lực là chìa khóa trong việc điều hướng bối cảnh năng lượng ngày nay. Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục hợp tác với IEA về các chương trình đào tạo cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia trong ngành để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của khu vực.”

Bà Mary Warlick, Phó Giám đốc IEA, cho biết: “Hiệu quả năng lượng mang lại rất nhiều lợi ích bên cạnh việc tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải CO2. Nó cải thiện cuộc sống, sức khỏe, hạnh phúc và năng suất của con người, tạo việc làm, cải thiện an ninh năng lượng và tăng thu nhập khả dụng…"

Phát biểu khai mạc sự kiện, Giám đốc điều hành Trung tâm năng lượng ASEAN, TS. Nuki Agya Utama, nhắc lại các cột mốc hiệu quả năng lượng đáng chú ý tại khu vực ASEAN. Trong đó bao gồm Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN (AMEM) lần thứ 38, nơi các Bộ trưởng thông qua APAEC giai đoạn II (2021-2025) và Triển vọng năng lượng ASEAN lần thứ 6 (AEO6). “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với tất cả các bạn trong tương lai để đạt được các mục tiêu của chúng ta, hướng tới net-zero cho khu vực ASEAN”, TS. Nuki cho biết. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với EMA và IEA đã tổ chức chương trình.

Theo thông tin từ trang aseanenergy.org, hơn 180 học viên từ 33 quốc gia, bao gồm 9 trong số 10 quốc gia thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam, đã tham dự Chương trình đào tạo này. Chương trình tập hợp các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong ngành và đại diện từ các học viện, tổ chức quốc tế và xã hội dân sự. Thiết kế chương trình năm nay tập trung vào việc khám phá các công nghệ kỹ thuật số để chuyển đổi sử dụng năng lượng cho các tòa nhà theo hướng sử dụng năng lượng tiết kiệm và carbon thấp, từ đó có thể tương tác với lưới điện hiệu quả trong việc bán, mua, lưu trữ điện năng. 

Tham gia Chương trình, các học viên đã được nghe giới thiệu và thảo luận về các nội dung liên quan với hơn 40 chuyên từ các tổ chức trên khắp thế giới như Trung tâm Năng lượng ASEAN (ASEAN Centre for Energy-ACE), Tổ chức Liên Hợp Quốc về kinh tế và xã hội châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP), Cơ quan quản lý xây dựng và công trình Singapore (Building and Construction Authority of Singapore).

Theo IEA, các công trình xây dựng chịu trách nhiệm cho khoảng 1/4 tổng năng lượng sử dụng tại ASEAN, trong đó hơn 40% lượng điện tiêu thụ đến từ nhiên liệu hóa thạch. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà được tại đây được đánh giá là còn đáng kể, bao gồm bản thân các công trình cũng như mạng lưới tiện ích và giao thông kết nối chúng. Công nghệ số được coi là có thể đóng góp đáng kể cho mục tiêu này. Các công cụ như đồng đo, cảm biến thông minh, trí tuệ nhân tạo… cho phép hệ thống năng lượng duy trì liên lạc và điều khiển để tự động điều chỉnh và thay đổi nhu cầu điện cao điểm, tăng khả năng của lưới điện để đáp ứng những thay đổi về cung và cầu một cách linh hoạt.

Giang Nguyen translated (Source: IEA and Aseanenergy)