Thứ năm, 02/01/2025 | 21:49 GMT+7
Tây Ninh là một trong những địa phương ở miền Nam đứng ở tốp đầu về tiêu thụ điện năng. Để cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, Công ty Điện lực Tây Ninh (PC Tây Ninh) đã quyết liệt triển khai các công trình điện ngay trong mùa khô này.
Chỉ tính riêng trong tháng 1/2020, lượng điện thương phẩm trên địa bàn Tây Ninh đã đạt 355,5 triệu kWh, tăng 0,14% so với cùng kỳ. Tỷ trọng các thành phần phụ tải, ngành nông lâm thủy sản chiếm 3,36%; công nghiệp, xây dựng chiếm 74,25%; thương nghiệp, nhà hàng, khách sạn chiếm 1,66 %; quản lý và tiêu dùng chiếm 18,71%, các hoạt động còn lại chiếm 2,02%.
Ông Nguyễn Tấn Hùng - Giám đốc PC Tây Ninh - cho biết, dự báo phụ tải mùa khô đầu năm 2020 của tỉnh sẽ tăng trưởng ở mức rất cao, dự kiến sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn Tây Ninh trong năm nay sẽ đạt 4.950 triệu kWh, tăng 845 triệu kWh so với năm 2019, tăng 20,57%.
Để đảm bảo cung cấp điện ngay trong mùa khô này và cả năm 2020, PC Tây Ninh đang đẩy nhanh các dự án xây dựng về điện trên địa bàn. Cụ thể, PC Tây Ninh đã hoàn tất triển khai công trình phân pha 110kV, từ trạm 220/110kV Trảng Bàng - 220/110kV Tây Ninh. Công trình sẽ bảo đảm cung cấp điện phụ tải lớn của Khu công nghiệp Phước Đông. Ngành điện cũng đã hoàn tất việc nâng công suất trạm biến áp 110kV/22kV Tân Hưng; đưa vào vận hành một đường dây trung áp từ trạm biến áp Tân Hưng dài 17km đến Khu công nghiệp Tân Hội, huyện Tân Châu.
Trong năm nay, nhiều công trình điện được Tập đoàn EVN, Tổng công ty Điện lực miền Nam hỗ trợ và PC Tây Ninh đầu tư sẽ được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Cụ thể như dự án đường dây 220kV và trạm biến áp 220/110kV Phước Đông do Tập đoàn EVN đã triển khai; Dự án Lộ ra 110kV trạm biến biến áp 220/110kV Phước Đông; lắp máy biến áp thứ 2 trạm 110kV Thành Công; trạm biến áp 110kV/22kV Suối Ngô, đường dây 110kV Tân Hưng - FiCo, do Tổng công ty Điện lực miền Nam triển khai.
Điện mặt trời áp mái nhà đang được PC Tây Ninh kêu gọi khách hàng tăng cường đầu tư.
Ngoài các dự án lớn phục vụ cho hoạt động công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có nhiều dự án cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới về điện cũng đang được gấp rút triển khai. Cụ thể như dự án nâng cấp và phát triển lưới điện trung hạ thế khu vực trung tâm thị xã, thành phố thuộc tỉnh Tây Ninh. Tổng mức đầu tư các dự án này là 164,7 tỷ đồng, khối lượng thi công 89,34km đường dây trung áp, 174,3km đường dây hạ áp, 113 trạm biến áp với tổng công suất là 21.480kVA.
CP Tây Ninh triển khai cải tạo lưới điện phân phối gồm 20 công trình sửa chữa lớn lưới điện, dự kiến khối lượng là 53km đường dây trung áp, 106km đường dây hạ áp, tổng mức đầu tư 21 tỷ đồng. CP Tây Ninh còn đầu tư, xây dựng mới và tổ chức nghiệm thu 18 công trình lưới điện phân phối. Tổng khối lượng thực hiện gồm 97km đường dây trung áp, 164km đường dây hạ áp, tổng dung lượng trạm biến áp 16.050kVA, mức đầu tư các công trình điện là 131 tỷ đồng.
Tây Ninh là địa phương sử dụng nguồn điện ở mức cao và tình trạng phụ tải năm sau luôn cao hơn năm trước. Để đủ nguồn điện phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng buộc ngành điện phải tăng thêm nguồn cung cấp điện năng bằng nhưng dự án cải tạo, nâng cấp, xây dụng mới.
Theo lãnh đạo PC Tây Ninh, để bảo đảm cung cấp điện cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn, ngành điện phải đầu tư lưới điện với nguồn vốn rất lớn, trong khi kế hoạch vốn đầu tư được phân bỏ hàng năm lại hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu, gây khó khăn trong việc cung cấp điện. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tỷ lệ hộ dân có điện đã đạt tới 99,64%, các hộ chưa có điện nằm rãi rác và cách xa, vì thế khâu kéo điện đến đây để phục vụ người dân ở vùng này chi phí đầu tư là không hề nhỏ. Giám đốc PC Tây Ninh Nguyễn Tấn Hùng cho biết, để bảo đảm tiến độ thi công các công trình theo đùng kế hoạch, các địa phương cần hỗ trợ ngành điện trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, đặc biệt là các công trình lưới điện truyền tải.
Ngoài đầu tư xây dựng các dự án điện, công tác tiết kiện điện, sử dụng điện hiệu quả nhằm giảm áp lực đầu tư nguồn và lưới điện cũng đã được PC Tây Ninh quyết liệt triển khai tuyên truyên đến từng khác hàng sử dụng điện. Theo ông Hùng, trong tháng 1/2020, toàn tỉnh Tây Ninh tiết kiệm được 5,9 triệu kWh điện, chiếm ,66 % điện thương phẩm. Trong năm nay, PC Tây Ninh đặt mục tiêu toàn địa bàn đạt tối thiểu lượng điện tiết kiệm bằng 1,5% sản lượng điện thương phẩm, tương đương 74,25 triệu kWh. Ngoài tổ chức tuyên truyền các chương trình tiết kiệm điện, sử dụng các loại thiết bị ít tiêu hao điện năng, trong năm nay ngành điện sẽ phấn đấu vận động khách hàng tăng cường lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái, nhất là khách hàng sử dụng điện để sản xuất.
Theo: Báo Công Thương