Thứ bảy, 23/11/2024 | 08:03 GMT+7
Ở Việt Nam, mức tăng điện năng tương ứng với GDP tăng 1 đơn vị
là 2,0, thậm chí cao hơn, nghĩa là để tăng 1%GDP, điện năng sẽ phải tăng từ 2%
trở lên. Đây là mức sử dụng lãng phí, bởi lẽ mức độ tiêu hao trung bình thế
giới chỉ khoảng 1,0%-1,3%, các nước càng phát triển thì mối quan hệ này càng
nhỏ hơn 1%. Con số này nói lên công nghệ sử dụng chưa tiên tiến, tiêu tốn
năng lượng, việc tiết kiệm điện chưa được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng.
Biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng nói chung và điện năng nói riêng đã trở thành vấn đề quốc gia.
Nhu cầu điện tăng cao
Số liệu thống kê của EVN cho biết: Đến cuối năm 2010, tổng công suất nguồn điện toàn hệ thống là 20.900 MW; công suất phụ tải cực đại tăng từ 1,77 lần (9.200MW) năm 2005 lên 16.400 MW năm 2010, tốc độ tăng bình quân là 12,16%. Sản lượng nhập khẩu điện chỉ chiếm 0,62% năm 2006 thì đến năm 2009 đã tăng lên đáng kể, chiếm đến 4,84% tổng sản lượng điện cung cấp toàn hệ thống.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ đưa điện về nông thôn, vùng sâu vùng xa của Chính phủ đã được EVN gấp rút hoàn thành. Đến nay, 97,78% số xã nông thôn có điện, 95,4% hộ gia đình nông thôn được sử dụng điện. Những con số này cho thấy nhu cầu điện năng liên tục tăng cao, bình quân mỗi năm cần thêm hàng nghìn MW công suất mới, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu điện với nhu cầu tăng cao hàng năm.
Hơn thế, có sự chuyển dịch đáng kể nhu cầu điện năng sang các ngành sản xuất và dịch vụ tạo ra GDP, điện năng dùng trong quản lý và tiêu dùng dân cư giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nhu cầu. Do đó, đáp ứng đủ điện cho sinh hoạt và phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành điện.
Nỗ lực các biện pháp tiết kiệm điện
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ, Bộ Công thương, EVN không ngừng nỗ lực thực hiện các chương trình, biện pháp nhằm mục đích góp phần tuyên truyền, phổ biến đến sâu rộng người dân và các doanh nghiệp kinh tế thói quen sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn năng lượng điện.
Trong các năm trở lại đây, EVN đã xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý và theo dõi
tình hình sử dụng điện hàng tháng của các khách hàng trọng điểm sử dụng từ 3
triệu kWh điện/năm để có các báo cáo định kỳ và hệ thống dự liệu về khách hàng,
từ đó, có thể vận động, tuyên truyền, khuyến khích các hộ sản xuất áp dụng các
biện pháp nhằm giảm lượng điện tiêu thụ, thực hiện sử dụng điện hiệu quả và
tiết kiệm hơn.
Chương trình 5 triệu bóng đèn compact của EVN thực hiện từ năm 2002 đã đem lại hiệu quả khá cao, có tác động lớn tới ý thức cộng đồng. Số liệu điều tra thực tế cho thấy, năm 2006, tỷ lệ sử dụng đèn compact là 0,6 đèn/gia đình thì cuối năm 2009 đã tăng lên 1,86 đèn/gia đình. Thị trường trong nước từ chỗ tiêu thụ dưới 1 triệu đèn/năm năm 2005 đã tăng lên 25 triệu đèn năm 2009.
Giới thiệu các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng tại hội thảo
Việc quảng bá, lắp đặt bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng được tích cực
đẩy mạnh. Năm 2009, EVN thí điểm 1000 bình, dự kiến năm 2010-2011 sẽ trợ gia
cho 10.000 bình và cùng với các nhà sản xuất phấn đấu tiêu thụ 20.000 bình nước
nóng năng lượng mặt trời.
Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về tiết kiệm điện cũng luôn
được VP Tiết kiệm năng lượng, EVN thực hiện bằng các hình thức như duy trì
chuyên mục tiết kiệm điện trên Đài phát thanh ,báo chí, tư vấn sử dụng tiết
kiệm, hiệu quả điện năng trên trang thông tin điện tử. Tại các TCTy, Công ty
điện lực cũng được duy trì bằng nhiều hình thức thông tin trên báo chí, in ấn
và phát hành thông tin tiết kiệm điện trên hóa đơn tiền điện, tờ rơi, treo băng
rôn, biển bảng, cẩm năng sử dụng điện hiệu quả tại các khu vực đông dân cư,….
Theo ông Hoàng Hữu Thận, Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Phát triển điện (Hội Điện
lực Việt nam), nguồn năng lượng truyền thống có hạn như than, dầu chiếm tỷ
trong tương đối trong cân bằng điện năng hiện tại đang dần cạn kiệt, nguồn thủy
điện đã tận dụng và trong những thập kỷ tới không còn để phát triển thêm nên
việc đưa năng lượng tái tạo vào làm nguồn sơ cấp trong cân bằng và phát triển
điện là một các sử dụng hiệu quả và tiết kiệm điện. Bởi vậy, hiện nay, cần chú
trọng tận dụng năng lượng mới, năng tái tạo như sử dụng phân gia súc-gia cầm
sản xuất bioga phát điện; sử dụng năng lương mặt trời, kết hợp điện gió trong
công nghệ dàn nước nóng, tín hiệu đèn giao thông, đèn chiếu sáng năng lượng mặt
trời…
Cùng với những nố lực của Bộ, ngành và EVN, việc tuyên truyền và các giải pháp để nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp trong sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả đã đi vào cuộc sống và trở thành ý thức tự giác của người dân trong nhưng hành động dù nhỏ nhặt hàng ngày như tắt đèn khi ra khỏi phòng, tận dụng ánh sánh thiên nhiên trong chiếu sáng, sử dụng điều hòa ở mức 25-28oC, lựa chọn thiết bị điện hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng khi sử dụng.
Tuy nhiên, việc thực hiện tiết kiệm điện trong những năm qua cũng không tránh khỏi những hạn chế như chưa có đủ chế tài xử phạt các trường hợp lãng phí điện, còn nhiều doanh nghiệp sử dụng thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, hiệu suất thấp trong sản xuất công nghiệp.
Tại Hội thảo Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả điện năng, nhiều đại biểu cũng kiến nghị các cơ quan chức năng sớm ban hành các chế tài xử phát với những hành vi lãng phí năng lượng, Chính phủ cần điều chỉnh chính sách giá điện phù hợp để khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, đưa chủ trương giáo dục tiết kiệm điện vào hệ thống giáo dục quốc gia để các “chủ nhân tương lai của đất nước”có ý thức tiết kiệm năng lượng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Ứng dụng các giải pháp tiên tiến, công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp, chiếu sáng nhằm tiết kiệm điện năng....Với các doanh nghiệp chế tạo, sản xuất, kinh doanh dịch vụ các sản phẩm tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường cần được hưởng các cơ chế hỗ trợ của nhà nước như giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay.
Theo EVN