Thứ sáu, 01/11/2024 | 23:35 GMT+7
Tiết kiệm năng lượng (TKNL)
không khó nhưng mỗi người lại cần cố gắng nâng cao ý thức để vượt qua sức ỳ của
chính mình - Đây là điểm mấu chốt mà nhiều phụ nữ chia sẻ trong Lễ phát động có
chủ đề “Sử dụng năng lượng hiệu quả trong mỗi hộ gia đình là tiết kiệm cho các
thế hệ tương lai” do UBND Tp Hà Nội và Bộ Công thương phối hợp tổ chức tối 30/3
tại Sân Vận động Quần ngựa.
Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh tin tưởng Tiết kiệm năng lượng sẽ dần trở thành thói quen tốt của cả cộng đồng
Tiết kiệm - lợi nhà
Bà Nguyễn Thị Kim Quy (số
nhà 26 ngách 93 ngõ Vân Hương, Tôn Đức Thắng, Hà Nội) luôn có ý thức tiết kiệm
điện. Chỉ có hai vợ chồng già sống với nhau, mỗi ngày đều đi chợ, mua gì ăn
ngay cho tươi ngon nên tủ lạnh thường đặt đặt ở chế độ lạnh thấp nhất. Đèn điện
cũng thường sử dụng 1-2 bóng, sang phòng này thì tắt điện phòng khác, nước tắm
cũng thích đun để cho lá thơm. Vì thế mỗi tháng ông bà chỉ mất khoảng 30-40
ngàn tiền điện. “Luyện cho mình ý thức tiết kiệm từ xưa nên chả cần ai nhắc
mình cũng đã tiết kiệm vừa làm lợi cho nhà, lại là hành động đẹp ích nước, tại
sao lại không làm?” - Bà cho biết.
Lãnh đạo Bộ Công thương, UB ND TP Hà Nội, nhấn nút phát động tại buổi lễ
TKNL không chỉ là nhiệm vụ
của các bà nội chợ, các bà, các mẹ. Em Nguyễn Ngọc Mai (23 tuổi, phường Vĩnh
Tuy, Hai Bà Trưng) cũng thường tạo thói quen tiết kiệm điện nước cho chính mình.
Mùa hè, gia đình em thường bật chung một máy điều hòa trong phòng khách vừa có
môi trường sinh hoạt gia đình vừa tiết kiệm điện. Mai cười vui: “Khi mình lãng
phí điện thì đang lãng phí của cải của chính mình. Tiết kiệm điện gia đình thì
bớt gánh nặng chi tiêu cho cha mẹ, tiết kiệm điện nơi công cộng thì có thể giảm
tải được lượng tiêu thụ, giảm bớt cúp điện bất chợt. Trong thời đại công nghệ,
làm việc qua điện thoại, máy tính, nếu không tiết kiệm, dùng quá tải buộc các
nhà quản lý phải cắt điện thì công việc sẽ bị ngắt quãng, trì trệ. Lúc đó sẽ thiệt
hại lớn cho chính mình”.
Chị Nguyễn Kim Thoa (191 Lạc
Long Quân, Hà Nội) bộc bạch: “Không cần nói nhiều đâu, cứ thấy cái lợi rõ ràng
thì ai cũng làm mà. Đáng chú ý là việc sử dụng điện ở các nơi công cộng, các cơ
quan công sở cũng còn lãng phí do tâm lý “cha chung không ai khóc”, lười động
đậy “ngón tay”
Gia đình TKNL - gia đình văn
hóa
UBND Hà Nội quyết tâm vận động 100.000 hộ gia đình tại 10
quận nội thành tham gia phong trào hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả trong năm 2010. Các hộ gia đình tham gia sẽ được bình xét theo danh
hiệu “Gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” và “Gia đình sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tiêu biểu”. Theo quy chế, các hộ gia đình được
nhận danh hiệu phải đang sử dụng ít nhất ba trong năm sản phẩm tiết kiệm năng
lượng (TKNL) sau: Bóng đèn tiết kiệm điện (compact, đèn huỳnh quang T5, T8…),
bếp gas có chắn gió, bồn cầu có hai chế độ xả nước tiết kiệm, điều hòa không
khí có sử dụng công nghệ inverter (biến tần), bình đun nước nóng bằng năng
lượng mặt trời. Theo ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND Tp: “TKLN sẽ trở
thành một chỉ tiêu để đánh giá gia đình văn hóa của Thủ đô”.
Kết quả điều tra ở Việt
Chị Nguyễn Mai Thanh (phường
Phúc La, Hà Đông) đã dùng bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời được 4 năm
nay. Trước đó, mỗi tháng mùa đông, nhà chị thường mất 230-250.000đ tiền điện
thì sau khi sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời, số tiền chỉ còn
120-150.000đ. “Mình đầu tư hết 4 triệu đồng, giờ đã bắt đầu có lãi. Hơn nữa hạn
sử dụng của bình còn kéo dài từ 30-40 năm”.
Huyền Anh